Tình hình tiêu thụ theo khu vực thị trường
Với thị trường Việt Nam rộng lớn như vậy, để có thể chiếm lĩnh được thị trường và thuận tiện cho việc tiêu thụ sản phẩm trên cả nước các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô phải cạnh tranh với nhau gay gắt để có được thị trường tiêu thụ lớn nhất có thể. Nhà máy cơ khí công trình đã và đang cố gắng từng bước chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ trên cả nước để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi về phương tiện giao thông vận tải của nhân dân. Hiện nay,các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của NHà máy là cả 3 miền : Tại miền Bắc :công ty cơ khí ô tô 3-2, công ty liên doanh ô tô Hoà Bình , Vinaxuki,công ty cơ khí 1-5,LIFAN….Tại miền Trung :công ty cơ khí ô tô Đà Nẵng, công ty cơ khí ô tô Thừa Thiên Huế… Tại miền Nam là :công ty cơ khí ô tô Sài Gòn, công ty ô tô MeKông, Nhà máy ô tô Cửu Long..
Chúng ta thấy trên thị trường có rất nhiều các công ty sản xuất và lắp ráp ô tô với công suất lớn có uy tín trên thị trường. Bình quân công suất của các công ty là trên 5000 chiếc xe trên năm và một số doanh nghiệp thì công suất này có thể lớn hơn rất nhiều. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, hiện nay Nhà máy cũng là một trong những đơn vị có thể cung cấp cho thị trường một số lượng lớn về xe tải nhẹ. ở cả ba miềm thì Nhà máy đều có văn phòng đại diện. Nhưng tại miền Trung và Nam thì văn phòng đại diện cho các sản phẩm khác của Nhà máy còn về đại lý ô tô thì ít chưa nhiều vẫn chủ yếu là ở miền Bắc.
Miền Bắc là một thị trường quan trọng của Nhà máy và một trong những thị trường lớn nhất và chủ yếu nhất của Nhà máy trong tổng số sản phẩm tiêu thụ của cả 3 miền. Tại miền Bắc thì ta thấy số lượng tiêu thụ ở các tỉnh thành là hoàn bấp bênh và không ổn định. Cụ thể trong năm 2004 thị trường lớn nhất của nhà máy tại miền Bắc là Hà Nội sau đó đến tỉnh Hải Dương và cuối cùng là thành phố Hải Phòng. Nhưng sau đến năm 2005 thì lượng bán sán phẩm tại thị tường trên đã có sự thay đổi :lượng bán trên thị trường Hà Nội đã giảm không còn dẫn đầu và thị trường Hải Dương dã tăng thêm 10% và trong năm này thì sản phẩm của Nhà máy đã phát triển ra tỉnh Quảng Ninh. Đây chứng tỏ Nhà máy cố gắng nhân rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Năm 2006 thì lượng bán trên thị trường Hải Dương là tăng và chiếm 1/2 thị trường Bắc và thị trường Hà Nội giảm xuống còn 20% trên thị trường tiêu thụ Miền Bắc. Còn thị trường Hải Phòng và Quảng Ninh vẩn ổn định trong 2 năm vừa qua. Qua bảng số liệu trên ta thấy được thị trường tiềm năng và có khả năng thanh toán tại miền Bắc là ở đầu tư đó Nhà máy có chính sách phát triển riêng cho từng vùng, từng miền sao cho hợp lý. Chúng ta thấy sau 3 năm thì lượng bán ỏ tỉnh Hải Dương liên tục tăng còn ở Hà Nội liên tục giảm đi. Điều này một phần là do tâm lý tiêu dùng của mỗi vùng và sự cạnh tranh của từng thị trường là có sự khác nhau.
Trên thị trường miền Trung và miền Nam : Hai thị trường này , số lượng tiêu thụ còn tương đối nhỏ, thường được tiêu thụ kèm với các sản phẩm khác của nhà máy: như các trạm trộn bê tông của nhà máy và các sản phẩm khác. Trên hai thị trường do mặt địa lý và khoảng cách nên Nhà máy còn ít đại lý bán trên hai thị trường này, đây có thể nói là nguyên nhân làm cho doanh nghiệp có ít sản phẩm trên hai thị trường này. Trong những năm tới doanh nghiệp cần có chính sách phát triển sản phẩm trên hai thị trường này vì hai thị trường này là hai thị trường lớn cho việc phát triển sản phẩm ô tô tải nhẹ.