Đặc điểm thị trường kinh doanh của nhà máy cơ khí công trình

Đặc điểm về thị trường kinh doanh của Nhà máy

          Trong quá trình đổi mới, nền  kinh tế Việt nam đã đạt rất nhiều  thành tựu có ý nghĩa . Tỷ lệ tăng trưởng  kinh tế cao và ổn định qua nhiều năm, thu hút được nhiều các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt nam, hoạy động xuất nhập khẩu cũng tăng lên đáng kể,các thành phần kinh tế cũng được khuyến khích phát triển, giá cả ổn định,tỉ lệ lạm phát thấp,cho phép động viên các bộ phận kinh tế tư nhân hoạt động trên nhiều lĩnh vực,mở rộng các hoạt động thương mại và đầu tư,điều chỉnh và quản lí được tỉ giá hối đoái,ổn định giá trị tiền tệ,giảm đến mức tối thiểu các ảnh hưởng không tốt của cuộc khủng hoảng tài chính Châu á,áp dụng được các chính sách tài chính ngân hàng rất linh hoạt và hiệu quả.

          Nền kinh tế cảu một nước là nhân tố  có tác động rất lớn cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô. Kinh tế phải đạt được đến điểm nào đó thì nhu cầu tiêu dùng ô tô mới có thể thành hiện thực. Thực trạng tại Viêt nam là nhu cầu đi lại bằng ô tô và chuyên chở bằng ô tô là rất cao  nhưng nhu cầu đó lại là nhu cầu không có khả năng thanh toán, nhưng đây cũng là một thị trường tiềm  năng cho rất nhiều các doanh nghiệp  tại Việt nam. Hoặc khi có khả năng thanh toán thì điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất lại chưa cho phép họ  làm chủ một chiếc xe đi lại hay vận chuyển.  Tuy nhiên đi cùng với cơ hội lớn như vậy là những thách thức không nhỏ về cạnh tranh. Hàng loạt các công ty sản xuất, lắp giáp ô tô thuộc  doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp liên doanh và khi Việt Nam ra nhập các tổ chức quốc tế như AFTA, WTO. Khi đó các doanh nghiệp liên doanh nước ngoài sẽ tham gia vào thị trường Việt Nam thì tình hình cạnh tranh càng gay gắt hơn. Do đó, doanh nghiệp nào có lợi thế cạnh tranh lớn thì có thể thu được những kết qủa lớn tại thị trường Việt Nam. Theo thống kê, Việt Nam có hơn chục doanh nghiệp liên doanh ô tô và trên 160 doanh nghiệp tham gia sản xuất, lắp giáp, sửa chữa và chế tạo phụ tùng ô tô. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nhà máy nào đầu tư hoàn chỉnh, máy móc và phụ tùng mà vẫn phải nhập khẩu.

          Hiện nay, công suất trung bình của hơn chục doanh nghiệp liên doanh sản xuất, lắp ráp ô tô du lịch, xe tải nhẹ…đạt trên chục nghìn xe một năm, nhưng công suất này vẫn còn thấp. Tính chung trong cả nước, sản lượng ô tô các loại được sản xuất và lắp giáp trong nước năm 2004 khoảng 70.000 chiếc. Trong khi đó, lượng xe nhập khẩu cũng vào khoảng 40.000 chiếc. Điều đáng nói là số ô tô nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam có tới 90% là xe qua sử dụng; 70% là xe tải nhẹ, xe khách. Điều này dẫn đến sản xuất và lắp ráp của các doanh nghiệp trong nước bị cạnh tranh gay gắt. Hiện tại thì số lượng xe ô tô quá hạn sử dụng cần phải thay thế là rất lớn. Thị trường ô tô trong nước mấy tháng qua rất sôi động, nhất là các loại ô tô tải và xe khách sau khi có chủ chương hạn chế và cấm lưu hành đối với xe thô sơ, công nông, xe quá đát, thì lượng xe tải, xe khách được lắp giáp tăng nhanh. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ xe tải nhẹ đang tăng nhanh trên phạm vi cả nước, ước khoảng 3000 chiếc /tháng, 150% đến 200% so với trước đây. Theo bộ công nghiệp nhu cầu tiêu thụ xe tải sẽ còn tiếp tục nóng và sẽ tăng lên 60.000 chiếc vào năm  2008. Mà mặt hàng xe tải nhẹ lại là một nguồn thu lớn của nhà máy.

          Để có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ô tô lớn của thị trường Việt Nam, các doanh gnhiệp manh dạn đầu tư nâng cao tỉ lệ nội địa hoá vì như vậy sẽ được nhà nước khuyến khích tạo nhiều ưu đãi, như vậy thì sẽ có nhiều lợi thế so với đối thủ khác. Hiện nay,hoạt động của các doanh nghiệp chỉ đơn thuần là lắp giáp từ linh kiện CKD1, CKD2, tỉ lệ nội địa hoá thấp, chính vì vậy doanh số và lợi nhuận của nhà máy vẫn còn ở mức khiêm tốn