Tổ chức công tác tiêu thụ ô tô

Tổ chức công tác tiêu thụ

Hiện nay doanh nghiệp cũng đang áp dụng hình thức bán hàng qua đại lý, một số liên doanh thì thành lập thêm phòng trưng bày và bán xe cho chính mình. Với hình thức bán hàng qua đại lý thì nhà máy sẽ tận dụng đựơc địa điểm, mối quan hệ của các đại lý cũng như giảm được chi phí mở đại lý tại các tỉnh và thành phố lớn. Các đại lý sẽ thay mặt công ty để thực hiện các chức năng sau:

  • Nghiên cứu – thu thập thông tin cần thiết để lập kế hoạch và tạo thuận lợi cho việc trao đổi.
  • Kích thích tiêu thụ – soạn thảo và truyền bá những thông tin về hàng hoá.
  • Thiết lập các mối quan hệ – tạo dựng và duy trì mối liên hệ với những ngưòi mua tiềm ẩn.
  • Hoàn thiện hàng hoá – làm cho hàng hoá đáp ứng được những yêu cầu như bổ xung thêm các phụ kiện.
  • Tiến hành thương lượng – những việc thoả thuận với nhau về gía cả và những điều kiện khác để thực hiện bước tiếp theo là chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng.
  • Tổ chức giao nhận xe và bảo quản, dự trữ xe.
  • Thực hiện việc bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa xe sau khi đã giao cho khách hàng, giải quyết những khiếu nại từ khách hàng.
  • Chấp nhận rủi ro – gánh chịu trách nhiệm về hoạt động của bản thân đại lý.

          Như vậy, việc thực hiện năm chức năng đầu hỗ trợ cho việc ký kết các hợp đồng, còn việc  thực hiện ba chức năng sau thì hỗ trợ cho việc hoàn tất thương vụ đã ký kết.

          Để thực hiện việc tiêu thụ thì các công ty phải quyết định cơ cấu có hiệu quả nhất cho mình. Sau đó là việc quản lý tổ chức một cách có hiệu quả:

          Trước tiên các đại lý phải lên  kế hoạch  chiến lược cho việc phát triển mạng lưới phân phối. Sau đó phải nỗ lực tối đa để tuyển chọn những đại lý có thể đảm đương được công việc tại những địa điểm đã được định trước. Ngoài những đại lý chính các công ty cần thiết lập cho mình những người trung gian dự  bị cần thiết, hứa hẹn dành cho họ đặc quyền hay phân phối có chọn lọc.

          Cần thường xuyên đôn đốc những người trung gian thi hành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất. Điều cơ bản là phải đạt được sự hợp tác từ phía các đại lý. Để thực hiện này thông thường các công ty sử dụng biện pháp vừa đánh vừa xoa. Những tác nhân động viên tích cực là chiết khấu bán hàng cao hơn, những hợp đồng với điều kiện ưu đãi, tiền thưởng bù trừ cho việc quảng cáo và trưng bày hàng, tổ chức thi bán hàng giỏi. công ty thành lập một bộ phận đặc trách, gọi là ban kế hoạch công tác với những người phân phối cũng như soạn thảo các chương trình khuyến mãi nhằm hỗ trợ các đại lý tận dụng hết khả năng của mình. Cùng với các đại lý ban này sẽ đề ra những mục tiêu thương mại cần phấn đấu thực hiện, xác định mức độ dự trữ hàng cần thiết, soạn thảo các kế hoạch sử dụng mặt bằng kinh doanh và trang trí những mặt bằng đó để quảng các hàng, xây dựng những yêu cầu huấn luyện nhân viên bán hàng, lập kế hoạch quảng cáo và kích thích tiêu thụ. Mục đích của nhà máy này là để làm cho những đại lý thấy rõ rằng họ kiếm đựoc tiền là do họ là một bộ phận của hệ thống đại lý.

          Tuy nhiên  nhà máy cũng cần phải thiết lập riêng cho mình những điểm bán hàng để giúp cho việc nắm bắt thông tin thị trường tốt hơn, dễ dàng quản lý hơn cũng như không bị sức ép từ phía các đại lý khi họ có quá nhiều yêu sách. Mặt khác chính những điểm bán hàng này sẽ thúc đẩy các đại lý phải nỗ lực trong việc bán hàng nếu không họ sẽ bị sa thải.

 

Chính sách sản xuất ô tô

Công tác lựa chọn sản phẩm thích ứng của Nhà máy

Do đặc điểm của Nhà máy không chủ yếu là sản xuất  và lắp ráp xe ôtô , nên Nhà máy cần có sự lựa chn những sản phẩm chiếm ưu thế của mình để phát triển tăng khả năng cạnh tranh, Mà trong những năm gần đây thì việc lựa chọn này là rất khó xac định cần có sự lựa chọn chiến lược lâu dài trong 1 vài năm đầu có thể gặp nhiều khó khăn. Việc  phát triển sản xuất và lắp giáp xe tải nhẹ là dựa trên kết quả nghiên cứu và phân tích thị trường tiêu thụ. Tuy vậy việc nghiên cứu và phân tích thị  trường của Nhà máy còn mang đậm tính chủ quan, phỏng đoán thiếu cơ sở khoa học. Do đó, nhiều lần Nhà máy để mất khách hàng vì không có xe giao, doanh số tiêu thụ thấp hoặc có khi lượng xe tồn đọng nhiều.

Chính sách giá của Nhà máy:

Với chức năng là Công ty con của tổng Công ty cơ khí GTVT và là Công ty sản xuất, Nhà máy cơ khí công trình  không thể sử dụng một chính sách giá linh hoạt, nhạy bén trong công tác tiêu thụ. Nhà máy mở đại lý bán với giá bán lẻ không có chiết khấu, giảm giá hay hoa hồng. Đối với khu vực thị trường truyền thống hay tiềm năng, khách hàng thường xuyên hay tiềm năng, Nhà máy áp dụng chính sách giá đối với các loại xe của Nhà máy đúng như yêu cầu của Tổng Công ty cơ khí GTVT đưa ra, cụ thể như sau:

Loại xe

Giá (Triệu đồng)

Xe tải: 1 tấn đến 1.5 tấn

125->150

Xe tải: 1.5 tấn đến 2.5 tấn

220

Xe tải:>2.5 đến 5 tấn

>250

Do Nhà máy tuân thủ chính sách giá của Tổng Công ty cơ khí GTVT một cách cứng nhắc trong khi các Công ty khác không thực hiện chíng sách này nên Nhà máy đã để mất nhiều khách hàng mặc dù về phong cách và chất lượng phục vụ có thể hơn các Công ty khác. Điều đó dẫn đến số lượng xe bán ra cũng như doanh số dịch vụ so với các Công ty khác còn thấp.

Mặt khác do quan điểm của Công ty là tập trung và khuyến khích bán lẻ nên Nhà máy chưa xây dựng cho mình một chính sách giá linh hoạt cho khách hàng mua với số lượng lớn và khách hàng mua nhiều lần. Mặc dù Nhà máy đã có quan tâm ưu tiên đối với khách hàng mua với số lượng lớn, nhưng lại chưa quan tâm, chú trọng đến việc khai thác đối tượng khách hàng này. Chính vì vậy, một số khách hàng đã chuyển sang mua xe của các công ty khác như: Công ty cơ khí 1-5, Công ty ô tô Hoà Bình, Công ty ô tô Hoàng Trà… và các hãng xe nước ngoài khác.

 

Thực trạng của doanh nghiệp ô tô

Thực trạng của doanh nghiệp

           Qua phân tích những số liệu trong một vài năm gần đây ta thấy doanh nghiệp có những kết quả đáng mừng.Nhưng cũng phải lưu ý rằng với qui mô của nhà máy là khá lớn nhưng lượng xe tải bán ra là còn rất khiêm tốn.

          Mặt khác từ bảng kết quả sản xuất kinh doanh ta thấy công việc sản xuất kinh doanh rất hiệu quả nhưng những con số này còn rất nhỏ bé so với các doanh nghiệp cùng nghành.Cùng với những kết quả còn rất khiêm tốn thì sức cạnh tranh của nhà máy là rất thấp so với những doanh nghiệp khác.Vậy chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về nguyên nhân tình trạng này và tìm  ra những biện pháp giải quyết thực trạng của doanh nghiêp,có những chính sách và chiến lược lâu dài. Mặc dù doanh nghiệp cũng  đã có những chính sách để khắc phục tình trạng trên. Nhưng mà thế vẫn là chưa đủ với Nhà máy, kết quả vẫn còn yếu, hiệu quả hoạt động kinh doanh của nhóm sản phẩm ô tô tải nhẹ  có khả năng cạnh tranh trên thị trường là còn kém. Chúng ta cần những  biện pháp  hiệu hơn nữa.

 

Phân tích đối thủ cạnh tranh của Nhà máy cơ khí công trình

Phân tích các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường

              Như đã phân tích  ở trên, Nhà máy cơ khí công trình  không phải là một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành sản xuât và lắp ráp ô tô của Việt Nam , với việc chiếm lĩnh thị trường tương đối nhỏ. Nhưng không vì thế mà doanh  nghiệp không phải là đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp khác, mặt khác trên thị trường Việt Nam  thì không doanh nghiệp nào là độc quyền cả. Do đó, họ có các đối thủ cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, hơn nữa vị thế của họ như vậy khiến các đối thủ  khác muốn xoá bỏ  các đối thủ khác. Do đó nhà máy cần quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh của mình cả hiện tại lẫn tương lai để có thể tránh được những rủi ro sau này.

                Hiện nay, chỉ trong Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam đã có trên 30 công ty thành viên hoạt động trên lĩnh vực ô tô  và còn hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp ô tô liên doanh với nước ngoài. Ngoài ra còn có nhiều nhà máy xí nghiệp đang trong giai xây dựng, sắp đưa vào hoạt động và những nhà máy này có một tiềm  năng rất lớn, đó cũng chính là đối thủ tiềm  ẩn của doanh nghiệp.Tuy nhiên , Nhà máy cũng không thể quan tâm một cách sâu sắc đến tất cả các đối thủ cạnh tranh đó được vì như thế thì rất tốn kém về chi phí mà lại còn phân tán về lực lượng. Do đó Nhà máy cần xác định cho mình các đối thủ cạnh tranh chính  trong lĩnh vực ô tô tải nhẹ để có thể tập trung vào tìm  hiểu hoạt động của họ nhằm  tăng khả cho mình cũng như tránh được các rủ ro lớn sau này. Hiện  nay, Nhà máy xác định những đối thủ cạnh tranh chính của mình là: Công ty cơ khí ô tô 3_2, công ty liên doanh ô tô Hoa Bình , công  ty ô tô Vinaxuki, Công ty ô tô Cửu Long, công ty  cơ khí  ôtô  1_5 :     

             Công ty liên doanh Hoà Bình : tiền thân của công ty liên doanh ô tô Hoà Bình là nhà máy ô tô Hoà Bình trực thuộc Bộ giao thông vận tải. Đây là công ty đầu tiên trong ngành công nghiệp  ôtô Viêt Nam  tiến hành liên doanh với ô tô nước ngoài , điều đặc biệt hơn nữa  là công ty liên doanh nước ngoài  từ những năm 1992 khi Việt Nam  mới chuyển đổi cơ chế từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó chứng tỏ sự nhanh nhạy của công ty khi lắm  bắt và thích nghi với thời cuộc. Công ty liên doanh ô tô Hoà  Bình là sự hợp tác của ba đối tác, đó là Nhà máy ô tô Hoà Bình, công ty Columbian Motors Corporation của Philipin và công ty Nichimen  Corporation của Nhật Bản có tên viết tắt là:VMC. Do là công ty liên doanh nên công ty ô tô Hoà Bình có lợi thế rất lớn về tài chính, khi mới thành lập tổng số vốn đầu tư của công ty là 33.150.000 USD, một số vốn khá lớn. Điều đó cho thấy tiềm lực tài chính của công ty là khá mạnh. Chức năng chính của công ty là sản xuất, lắp ráp ô tô tiến tới chế tạo xe buýt, xe tải nhẹ, xe du lịch …. Do là công ty liên doanh nên cơ cấu tổ chức của công ty rất quy củ và cũng rất năng động tạo điều kiệnc ho việc quản lý tốt hơn. Việc tuyển  chọn cán bộ công nhân viên cũng theo quy chuẩn cảu liên doanh nên độ ngũ lao động có trình độ  tương đối cao. Hàng nănm lợi nhuận  thu đựơc của công ty tương đối lớn , cụ thể : trong năm  công ty có lợi nhuận là 1.500.000USD, trong các năm sau lợi nhuận luôn cao hơn năm trước, trong năm  2004 là 2.710.000 USD và trong năm 2005 là 2.800.000 USD. Qua đó cho thấy sự liên doanh của công ty là rất hiệu quả. Hiện nay, công ty đã có một nhà máy lắp ráp với tổng diện tích gần 5 ha gồm 35000 m2 nhà xưởng với công suất là 2000 chiếc xe/ tháng, 4 trung tâm ô tô lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra công ty còn xây dung một hệ thống đại lý bán hàng, bảo hành bảo dưỡng ở 24 thành phố và các tỉnh trong cả nước. Từ những năm 1994 công ty liên doanh Hoà Bình đã đưa nhà xưởng sản xuất và lắp ráp CKD và SKD vào hoạt động. Đây là mtột trong những thách thức không nhỏ đối với các đối thủ cạnh tranh trong ngành sản xuất và lắp ráp ô tô nói chung và Nhà máy cơ khí công trình nói riêng vì khi tíên hành sản xuất ô tô thì phần quan trọng nhất là động cơ của ô tô là các loại CKD và SKD mà những loại này chúng ta chủ yếu  nhập từ nước ngoài.

Qua những thông tin nhận được, chúng ta thấy rằng công ty liên doanh ô tô Hoà Bình là một đối thủ cạnh tranh rât lớn của  Nhà máy không chỉ hiện tại mà còn sau này. Đó là một thách thức không nhỏ đối với nhà máy để có thể duy trì vị thế của mình trên thị trường khi có đối thủ lớn như vậy và đặc biệt trong thời gian mở cửa nền kinh tế thì khó khăn của nhà máy lại càng tăng lên.

             Ngoài ra con các đối thủ khác như nhà máy ô tô Cửu Long và Trường Hải,  công ty ô tô LIFAN… cũng là những đối thủ cạnh tranh rât lớn và có tiềm năng cần Nhà máy quan tâm và xem xét.

Như vậy qua xem  xét và tìm hiểu một số thông tin về các đối thủ cạnh tranh chủ yếu cua Nhà máy , chúng ta thấy rằng các công ty đó là những đối thủ lớn và tiềm  năng. Chúng ta thấy hiện tại sức cạnh tranh của Nhà máy là kém  hơn nhiều so với những công ty nói trên nhưng không phải Nhà  máy không có những lợi thế riêng của mình để có thể đứng vững trên thị trường Việt Nam.

              

 

Nhà máy cơ khí công trình và hoạt động tiêu thụ ô tô

Nhà máy cơ khí công trình nên sử dụng chính sách giá linh hoạt trong hoạt động tiêu thụ

Mục đích:Giá cả có một vị trí đặc biệt trong quá trình tái sản xuất, nó là khâu cuối cùng và có thể hiện kết quả của các khâu khác. Giá cả thể hiện sự tranh giành về lợi ích kinh tế và vị trí độc quyền. Nói cách khác, giá cả có vị trí to lớn trong cạnh tranh trên thị trường. Do đó, cần xây dựng một chiến lược giá phù hợp  mới bảo đảm cho doanh nghiệp kinh doanh có lãi, chiếm lĩnh thị trường và có hiệu quả cao.

-Nội dung:Thực tế, với chức năng là Nhà máy lắp ráp xe ô tô, Nhà mày cơ khí công trình chưa linh hoạt trong giá bán của mình. Đó là bán lẻ không có chiết khấu, giảm giá hay hoa hồng. Bên cạnh đó Công ty chỉ tập trung bán lẻ cho các cá nhân hay tập thể có nhu cầu mua xe làm phương tiện chuyên chở, Nhà máy áp dụng rất chậm chính sách giá linh hoạt đối với khách hàng mua số lượng lớn, mua nhiều lần. Vì lý do này mà một số khách hàng đã chuyển sang mua xe của các Công ty khác như: Công ty ô tô Vinaxuki,Công ty cơ khí 1-5, Công ty ô tô Hoà bình, Công ty ô tô hoàng trà…đặc biệt là cua các hãng liên doanh nước ngoài như: Trung quốc , Hàn quốc…

-Phương thức thực hiện: Theo tôi, hiện nay giá cả của mặt hàng xe ô tô nói riêng và các mặt hàng khác nói chung thay đổi rất nhanh. Điều này đòi hỏi Nhà máy phải liên tục cập nhật thông tin về tình hình giá cả của thị trường để có những thay đổi tương ứng, tránh để đối thủ cạnh tranh về giá.

Nhà máy không nên áp dụng một mức giá đồng nhất với tất cả các đối tượng khách hàng mà nên có sự chênh lệch đối với các khách hàng khác nhau. Trên cơ sở giá bán của mình Nhà máy nên áp dụng linh hoạt với các khu vực thị trường khác nhau.

Đối với thị trường các tỉnh phía Bắc và thị trường Miền Trung là thị trường còn nhạy cảm với giá, Công ty nên giảm giá đi 1-1.2% so với giá bán bình thường của Nhà máy đối với các loại xe tải nặng và 0.5% đối với các loại xe tải nhẹ.

Tại thị trường Hải Dương và Hà nội, đây là thị trường chính của Công ty, người tiêu dùng quan tâm nhiều đến các yếu tố khác ngoài yếu tố giá, ví dụ như: Yêu cầu vè màu sơn xe, nội thất xe tải,  chất lượng..Mặt khác, do Nhà máy đóng tại Hà Nội nên Nhà máy có điều kiện tốt nhất để thực hiện các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động bán và sau bán. Do vậy, Nhà máy không cần giảm giá mà bán với mức giá bình thường. Thậm chí kết hợp tăng giá nhẹ và thực hiện tốt các dịch vụ sau bán vào các thời điểm tiêu thụ xe tốt là quý II và quý IV hàng năm.

Theo tôi, Công ty nên chủ động, áp dụng nhanh mức giá linh hoạt bên trong việc bán xe của Nhà máy và tuỳ vào từng thị trường cụ thể, từng đối tượng khách hàng, theo biến động của cung- cầu trên thị trường và tuỳ vào tính thời vụ. Công ty cũng nên áp dụng biện pháp “đảogiá” đối với từng loại xe bán trong hoạt động tiêu thụ của mình.

Về hoạt động chiết khấu, Công ty cũng nên sử dụng các loại chiết khấu như chiết khấu theo số lượng mua và chiết khấu cộng dồn vào cuối năm  và áp dụng linh hoạt cho các đối tượng khách hàng khác nhau. Đặc biệt chú trọng đến các đối tượng khách hàng là các cơ quan nhà nước, khách hàng thường xuyên, khách hàng là người mua với số lượng lớn.

          Với khách hàng mua số lượng lớn và có giá trị hơn 300 triệu đồng, Công ty nên khuyến mại 0.5% giá tiền mua xe.

          Với khách hàng mua xe trị giá trên 200 triệu, Công ty nên áp dụng mức giảm 0.4%.

          Với khách hàng mua lẻ đối với các loại xecó giá trị nhỏ hơn 200 triệu đồng, Công ty nên tặng cho khách hàng một phiếu mua hàng có giá trị dài hạn để có thể hưởng chiết khấu cộng dồn nếu khách hàng mua xe nhiều lần, đồng thời tặng một món quà nhỏ dùng để trang trí nội thất xe . Nếu thực hiện giải pháp này, Nhà máy không những giữ vững được khách hàng truyền thống mà còn thu hút được nhiều khách hàng mới. Góp phần tăng số lượng xe tiêu thụ, tăng doanh thu lợi nhuận và tăng thị phần của Nhà máy cơ khí công trình trên thị trường xe khách trong nước. Ngoài ra nó sẽ tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, toại nguyện khi mua được xe có chất lượng tốt, giá cả phù hợp và cung cách phục vụ của Công ty.

          Trước mắt, hiệu quả của giải pháp này là giúp thị phần Nhà máy  cơ khí công trình tăng lên 10% so vớí 4% năm 2006, lượng xe bán tăng kéo theo doanh thu tiêu thụ xe tăng lên130% so với năm 2006. Lâu dài, nó sẽ tạo cho Công ty một cơ cấu giá linh hoạt, hợp lý, phù hợp với nhiều thị trường, phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhờ đó nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ của Nhà máy

          Để thực hiện được giải pháp này, trước tiên Nhà máy cơ khí công trình cần kiến nghị với tổng Công ty cơ khí GTVT-Bộ GTVT về chính sách giá, tạo điều kiện để Nhà máy có thể chủ động về giá trong tiêu thụ xe ô tô. Ngoài ra,  Nhà máy cần có biện pháp huy động vốn để trang trải cho rủi ro về giá. Đào tạo đội ngũ cán bộ phục vụ cho công tác định giá, xác định cơ cấu giá hợp lý phù hợp với từng thị trường và từng đối tượng khách hàng.

 

Đặc điểm vốn đầu tư của ngành sản xuất ô tô

Đặc điểm vốn đầu tư của ngành sản xuất ô tô

+ Vốn đầu tư cực lớn

So với vốn đầu tư vào các đại bộ phận các ngành công nghiệp khác, vốn đầu tư vào ngành công  nghiệp ô tô là cao hơn rất nhiều, có thể nói là cực lớn. Mỗi ô tô có đến 20.000 -30.000 chi tiết, bộ phận khác nhau. Các chi tiết, bộ phận lại được sản xuất với những công nghệ có đặc điểm khác biệt; chi tiết phụ tùng của loại xe này không thể sử dụng chung cho các loại xe khác, do vậy vốn đầu tư cho việc sản xuất 20.000- 30.000 chi tiết thường rất cao. Thêm vào đó, do đặc điểm của ngành là không ngừng vận dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Vì thế, ngoài các khoản chi phí ban đầu bao gồm chi phí xây mới nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo công nhân lành nghề, và các khoản chi thường xuyên như mua nguyên vật liệu, bảo dưỡng nhà xưởng, máy móc, bảo quản hàng hoá, thì chi phí cho công tác nghiên cứu và triển khai (R&D) trong lĩnh vực ô tô cũng chiếm một phần đáng kể trong tổng vốn đầu tư ban đầu và tăng thêm.

+ Thu hồi chậm

            Ngành công nghiệp ô tô là ngành cơ khí chế tạo nên phần lớn vốn tập trung đầu tư cho cơ sở vật chất, vốn cố định chiếm tỉ trọng lớn. Không như các ngành dịch vụ vốn chủ yếu tồn tại dưới dạng vốn lưu động, tốc độ quay vòng vốn nhanh và do đó, dễ thu hồi. Hơn nữa, vốn đầu tư cho ngành lại rất lớn chỉ xếp sau sản xuất máy bay nên thời gian để thu hồi vốn là rất lâu.

            + Sinh lợi cao

Công nghiệp ô tô là một ngành có quy mô lớn và cũng được coi là ngành siêu lợi nhuận. Tổng giá trị hàng hóa do ngành công nghiệp này tạo ra đã đạt tới những con số khổng lồ. Chỉ xét những chi tiết phụ tùng rất nhỏ trong ô tô nhưng nó có giá trị lớn gần bằng một chiếc xe máy có giá trị. Điều này chứng tỏ ngành công nghiệp ô tô có được nguồn lợi nhuận lớn là do ngành tạo ra những sản phẩm có giá trị cao.

 

Lịch sử hình thành và phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Lịch sử hình thành và phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

 

Hoà nhịp cùng sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cũng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong quá trình hình thành và phát triển. Quá trình đó có thể chia thành các thời kỳ sau:

* Thời kì trước năm 1975

Trước năm 1954 xe ô tô sử dụng ở Việt Nam hoàn toàn là xe của nước ngoài mang từ Pháp sang với các mác xe nổi tiếng như Renault, Peugoet, Citroen…Phụ tùng được nhập 100% từ Pháp, ta chỉ làm những chi tiết đơn giản như bulông, êcu…phục vụ cho sửa chữa xe. Các hãng của Pháp thành lập các gara vừa trưng bày bán xe, vừa tiến hành dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa. Tuy nhiên, số lượng xe ô tô sử dụng ở Việt Nam trong thời kì này rất ít ỏi.

Đến năm 1950, ta mở chiến dịch biên giới, khai thông biên giới Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Ta đã được các nước bạn viện trợ một số xe ca GAT51 dùng để vận chuyển người và quân khí . Lúc này các xưởng quân giới sản xuất và sửa chữa vũ khí kiêm luôn việc bảo dưỡng và sữa chữa xe.

Sau ngày giải phóng, Bộ công nghiệp nặng thành lập các nhà máy sản xuất phụ tùng 1, 2, 3 để sản xuất các chi tiết như động cơ, hộp số, gầm xe. Bộ giao thông vận tải giao cho cục cơ khí trực thuộc thành lập mạng lưới sửa chữa xe và sản xuất phụ tùng khắp các tỉnh từ Lạng Sơn, Hà Nội đến Nghệ An, Quảng Bình. Một thời gian sau, Cục cơ khí Bộ giao thông vận tải thành lập nhà máy ô tô 1-5 và nhà máy Ngô Gia Tự sản xuất phụ tùng máy gầm. Các bộ khác như Bộ Quốc phòng, Bộ Cơ khí luyện kim cũng xây dung riêng cho mình một nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô.

*Thời kì từ năm 1975 đến năm 1991

            Thời kì này, tính chất kế hoạch hóa mất dần tác dụng, sự bao cấp đầu vào, đầu ra cho các nhà máy ô tô không còn được như trước, nhu cầu về phụ tùng cũng hạn chế, thêm vào đó thiết bị kĩ thuật, máy móc lỗi thời, lạc hậu đã không đảm bảo chất lượng sản phẩm. ở Miền Bắc, các nhà máy của chúng ta xuống cấp nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phải đóng cửa và một số nhà máy như cơ khí Ngô Gia Tự 3-2, niềm tự hào của chúng ta trước kia, đã phải cho một bộ phận công nhân nghỉ không ăn lương. ở miền Nam, chúng ta không có nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, chỉ có các xưởng sửa chữa và bán phụ tùng xe ngoại nhập.

            Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hợp tác cùng có lợi. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã nhìn thấy những điểm yếu về vốn, về công nghệ, về con người, của ngành trong khi nền kinh tế của chúng ta cần nhiều chủng loại xe để phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 Để phát triển ngành công nghiệp ô tô, chúng ta cần có nguồn vốn lớn, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực và trình độ để có thể sử dụng tốt hệ thống trang thiết bị đó. Song tại thời điểm này, việc chúng ta tự đầu tư toàn bộ trang thiết bị, công nghệ hoàn chỉnh để sản xuất xe là điều không thể.

            Chúng ta đã đi theo một hướng khác. Song song với việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam, chúng ta đã ban hành một loạt các chính sách về ưu đãi đầu tư. Điều này đã làm thị trường ô tô trong nước sôi động hơn, nhiều nhà đầu tư đã đến Việt Nam để tìm hiêu thị trường, nghiên cứu các hướng đầu tư có lợi nhất. Tuy nhiên do thời kì này ta còn bị Mỹ cấm vận về kinh tế nên các hãng sản xuất xe hơi lớn của Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu còn dè dặt trong việc quyết định có đầu tư tại Việt Nam hay không. Họ thường đầu tư gián tiếp thông qua một công ty châu Á nào đó. Mặc dầu vậy, đây cũng là những tiền đề quan trọng cho việc thành lập các liên doanh lắp ráp ô tô tại Việt Nam thời gian sau đó.

            *Thời kỳ từ năm 1991 đến nay

            Phải nói rằng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thực sự hình thành và phát triển kể từ sau năm 1991 gắn liền với sự ra đời rầm rộ của các liên doanh của hầu hết các hãng xe nổi tiếng trên thế giới như Ford, Toyota, Mercedes-Benz….Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất lắp ráp ô tô Việt Nam (VAMA), hiện nay trên cả nước đã có 11 liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô với tổng số vốn đầu tư là 543,429 triệu đô la, các liên doanh ô tô có tổng sản lượng đạt 148.900 chiếc xe/năm, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 3000 lao động.

Như vậy, các liên doanh có vai trò cực kỳ quan trọng trong bước đầu tạo dựng nên ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong khi vai trò của các doanh nghiệp ô tô trong nước của Việt Nam là hết sức mờ nhạt.

Có thể nói, sự ra đời của 11 liên doanh trên đã cho thấy thị trường xe hơi Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng và các nhà đầu tư nước ngoài đã rất chú trọng đến thị trường này.

Như vậy, lịch sử hình thành ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã cho thấy sau bao năm chúng ta dò dẫm con đường phát triển ngành giờ đây con đường đó đã hiện rõ hơn và hứa hẹn một triển vọng sáng lạng trong một tương lai không xa. 

 

Các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp ô tô

– Tạo điều kiện cho các cán bộ chủ chốt tham gia vào các liên doanh, thậm chí đi đào tạo nước ngoài để nắm bắt, học tập và cập nhật các công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

– Cùng với sự hỗ trợ về vốn đầu tư của Nhà nước, mua lại các doanh nghiệp, các nhà máy liên doanh hoặc nước ngoài nhằm giảm bớt những đầu tư ban đầu, tận dụng các dây chuyền công nghệ sẵn có, cải tạo theo hướng phù hợp với việc sản xuất các loại xe phù hợp với thị trường, địa hình, khí hậu Việt Nam mà các liên doanh hầu như chưa sản xuất vì các doanh nghiệp này không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp liên doanh có sự đầu tư về công nghệ từ chính hãng nước ngoài và càng không nên cạnh tranh về các dòng xe sang trọng cao cấp của các liên doanh khi trình độ của mình còn hạn chế.

– Các doanh nghiệp Việt Nam, các Tổng công ty nên liên kết sáp nhập, xây dựng và phát triển thành một tập đoàn sản xuất để tạo sức mạnh tổng hợp cũng như cho phép tận dụng các thế mạnh của nhau nhằm cho ra các sản phẩm, các dòng xe mang đặc thù của Việt Nam.

 

http://www.mercedes-benz.com.vn/content/vietnam/mpc/mpc_vietnam_website/vi/home_mpc/passengercars/home/new_cars/models/c-class/_w204/facts_/design.html Hãy đến và chọn cho mình những dịch vụ xe du lịch tốt nhất.

Lịch sử hình thành nền công nghiệp ô tô trên thế giới

Lịch sử hình thành ngành công nghiệp ô tô trên thế giới

Để có được một ngành công nghiệp ô tô phát triển rực rỡ như ngày hôm nay, ngành công nghiệp này đã trải qua một thời gian dài phôi thai mà những nền tảng đầu tiên chính là phát minh ra các loại động cơ. Năm 1887, nhà bác học người Đức Nicolai Oto chế tạo thành công động cơ 4 kỳ và lắp ráp thành công chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới.

Theo lịch sử ngành công nghiệp ô tô thế giới, năm đầu tiên của thế kỷ 20-năm 1901, trên toàn thế giới đã có hàng trăm nhà máy sản xuất ô tô xe máy.

Tuy nhiên, mốc thời gian đánh dấu sự ra đời chính thức của ngành công nghiệp ô tô phải kể đến năm 1910 khi ông Henry Ford-Người sáng lập ra tập đoàn Ford Motor nổi tiếng, bắt đầu tổ chức sản xuất ô tô hàng loạt trên qui mô lớn.

Vào những năm 1930 của thế kỷ 20, trước chiến tranh thế giới thứ 2, ô tô đã có được những tính năng kỹ thuật cơ bản. Cùng với những thành tựu khoa học kỹ thuật thời đó, công nghiệp ô tô thế giới đã thực sự trở thành một ngành sản xuất đầy sức mạnh với 3 trung tâm sản xuất chính Bắc Mỹ, Tây Âu (từ trước chiến tranh thế giới thứ I) và Nhật Bản (trước chiến tranh thế giới thứ II). Hầu hết các hãng sản xuất có tên tuổi trên thế giới như Ford, General Motor, Toyota, Mercedes-Benz… đều ra đời trước hoặc trong thời kỳ này.

Sau chiến tranh thế giới thứ II, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại bùng nổ, ô tô và công nghiệp ô tô cũng có những bước tiến vượt bậc. Những thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng như vật liệu mới, kỹ thuật điện tử, điều khiển học,…. đã làm thay đổi cơ bản,  bản thân ô tô và công nghiệp ô tô cả về mặt kỹ thuật, khoa học công nghệ cũng như về quy mô kinh tế xã hội.

Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của ô tô và ngành sản xuất ô tô thế giới, có thể hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng thế kỷ 20 là thế kỷ của ô tô. Quá trình phát triển của ngành công nghiệp ô tô trên thế giới có thể chia làm 3 giai đoạn:

+ Trước năm 1945: Nền công nghiệp ô tô của thế giới chủ yếu tập trung tại Mỹ, sản lượng công nghiệp ô tô ở Tây Âu và Nhật Bản rất thấp.

+ Giai đoạn 1945-1960: Sản lượng công nghiệp ô tô của Nhật Bản và Tây Âu tăng mạnh song còn nhỏ bé so với Mỹ.

+ Giai đoạn từ 1960 trở lại đây: Nền công nghiệp sản xuất ô tô xe máy Nhật đã vươn lên mạnh mẽ và đã chiếm vị trí thứ nhất trong ngành công nghiệp to lớn này. Nhật đã trở thành đối thủ số một của Mỹ và Tây Âu trong ngành công nghiệp ô tô. Sản lượng ô tô trên thế giới, từ năm 1960 đến nay, gần như ổn định và tập trung vào 3 trung tâm công nghiệp lớn là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu

Tóm lại, trong quá trình phát triển kinh tế, mỗi quốc gia khu vực đều sớm nhận thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô và cố gắng xây dựng ngành công nghiệp này ngay khi có thể. Nhưng không vì thế mà ngành công nghiệp ô tô thế giới trở nên manh mún, nhỏ lẻ mà chính các tập đoàn ô tô khổng lồ hoạt động xuyên quốc gia như một sợi dây xâu chuỗi liên kết có vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp ô tô các quốc gia nói riêng và ngành công nghiệp ô tô thế giới nói chung. Vậy nên ngành công nghiệp ô tô thế giới hình thành, lớn mạnh và phát triển gắn liền với sự ra đời, liên kết, hợp tác, sáp nhập và lớn mạnh không ngừng của các tập đoàn ô tô khổng lồ hoạt động ở khắp các quốc gia, châu lục.

 

món ăn tiệc cưới Uy tín nhất – Chuyên nghiệp nhất – Giá rẻ nhất.

Tình hình hoạt động của một số công ty Việt Nam trong quá trình hội nhập

 

        Theo ý kiến chung của các nhà quản lý, nghiên cứu, doanh nghiệp sản xuất, phân phối ô tô và công nghiệp phụ trợ thì Việt Nam chưa có nghành công nghiệp ô tô theo nghĩa đủ.

        + Ngành công nghiệp ô tô hình thành từ đầu thập kỷ trước, với 11 liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Cho tới năm 2000, Chính phủ cho phép nhà đầu tư trong nước được thành lập doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp dòng xe bus, xe thông dụng. Hiện, hơn 40 doanh nghiệp lắp ráp được khoảng 8 vạn xe/năm, làm giảm nhập khẩu, tiết kiệm nhiều tỉ USD, giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động trong nghành này và các nghành công nghiệp phụ trợ; dự kiến năm 2010 có thể đạt sản lượng 10 vạn xe/ năm. Viện chiến lược chính sách công nghiệp dự báo, năm 2010, Việt Nam sẽ có khoảng hơn 1,2 triệu, năm 2020 sẽ có hơn 3 triệu ô tô hoạt động. Nhu cầu vận tải bộ chiếm nhu cầu ngày càng lớn, cộng với đòi hỏi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế đang đòi hỏi nghành công nghiệp ô tô và những nghành liên quan cần phải đổi mới nhanh, nhiều hơn nữa.

        + Theo Tổng thư ký hội kỹ sư ô tô Việt Nam Dư Quốc Thịnh, nghành công nghiệp ô tô nước nhà đang còn manh mún, chủ yếu là lắp ráp. Các bộ phận quan trọng nhất của ô tô (động cơ, hộp truyền động…) chúng ta chưa làm được. Hô hào nội địa hóa từng đấy năm, đến nay chúng ta mới chỉ sản xuất được một phần rất nhỏ giá trị xe.

        + Công nghiệp ô tô đòi hỏi nguyên liệu từ nhiều nghành (gang, thép, cao su, nhựa, hóa chất, điện tử…), phát triển công nghiệp ô tô đương nhiên đẩy hàng chục nghành khác phát triển. Để hình thành một chiếc ô tô cần 2-3 vạn chi tiết, nhưng thực tế công nghiệp phụ trợ của ta: các doanh nghiệp đầu tư còn chắp vá, quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm chủ yếu là linh kiện giản đơn, công kềnh, ít bí quyết công nghệ, có giá trị thấp trong cơ cấu nội địa hóa; công nghiệp lạc hậu, hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI. Công nghiệp phụ trợ ô tô cần hàng nghìn nhà cung cấp linh kiện (như Đài Loan hơn 2.000), trong đó nhiều nhất là các nhà cung cấp nguyên vật liệu, tiếp đó là các nhà cung cấp linh kiện, cuối cùng là lắp ráp. Để tránh khỏi lắp ráp giản đơn, một doanh nghiệp ô tô cần ít nhất 20 nhà cung cấp nhiều loại linh kiện; nhưng đến nay chưa doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nào tại Việt Nam có được 20 nhà cung cấp trong nước. Hãng ô tô hiện đại đòi hỏi rất cao về nguồn nguyên liệu, loại sản phẩm, dịch vụ, năng lực sản xuất; còn chúng ta năng lực sản xuất thấp, quản lý yếu, năng lực tài chính hạn chế, kế hoạch và điều độ sản xuất chưa tốt.

        Cho đến nay, cả nước có khoảng 200 doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô và con số này sẽ không dừng ở đó vì ngày càng thêm nhiều doanh nghiệp “xếp hàng” xin được tham gia sản xuất ô tô theo công nghệ Trung Quốc, giá rẻ.

Đây chính là những báo cáo, số liệu cụ thể nhất cho thấy tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp ô tô Việt Nam trong quá trình hội nhập. Sự phát triển của các doanh nghiệp ô tô Việt Nam tiến lên theo xu hướng phát triển chung của nền công nghiệp ô tô thế giới tuy nhiên sự sụt giảm của các doanh nghiệp ô tô trong nước cũng chịu sự ảnh hưởng của sự sụt giảm thị trường ô tô thế giới.