Phân tích đối thủ cạnh tranh của Nhà máy cơ khí công trình

Phân tích các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường

              Như đã phân tích  ở trên, Nhà máy cơ khí công trình  không phải là một trong những đơn vị hàng đầu trong ngành sản xuât và lắp ráp ô tô của Việt Nam , với việc chiếm lĩnh thị trường tương đối nhỏ. Nhưng không vì thế mà doanh  nghiệp không phải là đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp khác, mặt khác trên thị trường Việt Nam  thì không doanh nghiệp nào là độc quyền cả. Do đó, họ có các đối thủ cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, hơn nữa vị thế của họ như vậy khiến các đối thủ  khác muốn xoá bỏ  các đối thủ khác. Do đó nhà máy cần quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh của mình cả hiện tại lẫn tương lai để có thể tránh được những rủi ro sau này.

                Hiện nay, chỉ trong Tổng công ty công nghiệp ôtô Việt Nam đã có trên 30 công ty thành viên hoạt động trên lĩnh vực ô tô  và còn hàng loạt các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp ô tô liên doanh với nước ngoài. Ngoài ra còn có nhiều nhà máy xí nghiệp đang trong giai xây dựng, sắp đưa vào hoạt động và những nhà máy này có một tiềm  năng rất lớn, đó cũng chính là đối thủ tiềm  ẩn của doanh nghiệp.Tuy nhiên , Nhà máy cũng không thể quan tâm một cách sâu sắc đến tất cả các đối thủ cạnh tranh đó được vì như thế thì rất tốn kém về chi phí mà lại còn phân tán về lực lượng. Do đó Nhà máy cần xác định cho mình các đối thủ cạnh tranh chính  trong lĩnh vực ô tô tải nhẹ để có thể tập trung vào tìm  hiểu hoạt động của họ nhằm  tăng khả cho mình cũng như tránh được các rủ ro lớn sau này. Hiện  nay, Nhà máy xác định những đối thủ cạnh tranh chính của mình là: Công ty cơ khí ô tô 3_2, công ty liên doanh ô tô Hoa Bình , công  ty ô tô Vinaxuki, Công ty ô tô Cửu Long, công ty  cơ khí  ôtô  1_5 :     

             Công ty liên doanh Hoà Bình : tiền thân của công ty liên doanh ô tô Hoà Bình là nhà máy ô tô Hoà Bình trực thuộc Bộ giao thông vận tải. Đây là công ty đầu tiên trong ngành công nghiệp  ôtô Viêt Nam  tiến hành liên doanh với ô tô nước ngoài , điều đặc biệt hơn nữa  là công ty liên doanh nước ngoài  từ những năm 1992 khi Việt Nam  mới chuyển đổi cơ chế từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó chứng tỏ sự nhanh nhạy của công ty khi lắm  bắt và thích nghi với thời cuộc. Công ty liên doanh ô tô Hoà  Bình là sự hợp tác của ba đối tác, đó là Nhà máy ô tô Hoà Bình, công ty Columbian Motors Corporation của Philipin và công ty Nichimen  Corporation của Nhật Bản có tên viết tắt là:VMC. Do là công ty liên doanh nên công ty ô tô Hoà Bình có lợi thế rất lớn về tài chính, khi mới thành lập tổng số vốn đầu tư của công ty là 33.150.000 USD, một số vốn khá lớn. Điều đó cho thấy tiềm lực tài chính của công ty là khá mạnh. Chức năng chính của công ty là sản xuất, lắp ráp ô tô tiến tới chế tạo xe buýt, xe tải nhẹ, xe du lịch …. Do là công ty liên doanh nên cơ cấu tổ chức của công ty rất quy củ và cũng rất năng động tạo điều kiệnc ho việc quản lý tốt hơn. Việc tuyển  chọn cán bộ công nhân viên cũng theo quy chuẩn cảu liên doanh nên độ ngũ lao động có trình độ  tương đối cao. Hàng nănm lợi nhuận  thu đựơc của công ty tương đối lớn , cụ thể : trong năm  công ty có lợi nhuận là 1.500.000USD, trong các năm sau lợi nhuận luôn cao hơn năm trước, trong năm  2004 là 2.710.000 USD và trong năm 2005 là 2.800.000 USD. Qua đó cho thấy sự liên doanh của công ty là rất hiệu quả. Hiện nay, công ty đã có một nhà máy lắp ráp với tổng diện tích gần 5 ha gồm 35000 m2 nhà xưởng với công suất là 2000 chiếc xe/ tháng, 4 trung tâm ô tô lớn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra công ty còn xây dung một hệ thống đại lý bán hàng, bảo hành bảo dưỡng ở 24 thành phố và các tỉnh trong cả nước. Từ những năm 1994 công ty liên doanh Hoà Bình đã đưa nhà xưởng sản xuất và lắp ráp CKD và SKD vào hoạt động. Đây là mtột trong những thách thức không nhỏ đối với các đối thủ cạnh tranh trong ngành sản xuất và lắp ráp ô tô nói chung và Nhà máy cơ khí công trình nói riêng vì khi tíên hành sản xuất ô tô thì phần quan trọng nhất là động cơ của ô tô là các loại CKD và SKD mà những loại này chúng ta chủ yếu  nhập từ nước ngoài.

Qua những thông tin nhận được, chúng ta thấy rằng công ty liên doanh ô tô Hoà Bình là một đối thủ cạnh tranh rât lớn của  Nhà máy không chỉ hiện tại mà còn sau này. Đó là một thách thức không nhỏ đối với nhà máy để có thể duy trì vị thế của mình trên thị trường khi có đối thủ lớn như vậy và đặc biệt trong thời gian mở cửa nền kinh tế thì khó khăn của nhà máy lại càng tăng lên.

             Ngoài ra con các đối thủ khác như nhà máy ô tô Cửu Long và Trường Hải,  công ty ô tô LIFAN… cũng là những đối thủ cạnh tranh rât lớn và có tiềm năng cần Nhà máy quan tâm và xem xét.

Như vậy qua xem  xét và tìm hiểu một số thông tin về các đối thủ cạnh tranh chủ yếu cua Nhà máy , chúng ta thấy rằng các công ty đó là những đối thủ lớn và tiềm  năng. Chúng ta thấy hiện tại sức cạnh tranh của Nhà máy là kém  hơn nhiều so với những công ty nói trên nhưng không phải Nhà  máy không có những lợi thế riêng của mình để có thể đứng vững trên thị trường Việt Nam.