Cấu trúc và nguyên lý làm việc của các mô đun ABS khí nén 2

Đối với cầu sau có bầu phanh tích năng, một mạch khí nén cấp cho bầu phanh tích năng qua van điều khiển áp suất khí nén, một mạch nhả phanh tay không biểu thị trên hình 2 ( sơ đồ đã nêu ở số trước).

Mạch khí nén cung cấp cho các bầu phanh đi qua mô đun điều khiển áp suất khí nén cho bầu phanh bánh xe từ: nguồn cấp khí nén, van chia 4 ngả, bình chứa khí nén, van phân phối 2 dòng, van tự động (R12), mô đun ABS nối tiếp, bầu phanh bánh xe.

Khí nén từ cửa dẫn vào P tác động lên mặt dưới của van màng 1, mở thông khí nén sang cửa dẫn ra B, tới bầu phanh bánh xe, tiến hành phanh.

Các trạng thái điều chỉnh phanh có sự tham gia của hệ thống điều khiển điện tử ABS được trình bày trên hình 3.

Các cụm van điện tử điều khiển áp suất khí nén bố trí sau van tự đông của hệ thống, nên khi phanh trước giới hạn điều chỉnh, các van này cho phép khí nén thông qua, như trong trạng thái trên hình 3a.

Trạng thái phanh (tăng áp)

Khi phanh, các van điện từ A, van điện từ B không được cấp tín hiệu điều khiển từ ECU (ở trạng thái ban đầu – OFF). Van điện từ A đóng, van điện từ B mở.

Khí nén di vào cửa P tác động vào van màng A. Khí nén cấp sang cửa B đi tới bầu phanh. Một dòng khí đi trong vỏ qua van B tác động lên van màng B, đóng cửa van, ngăn không cho khí nén thoát ra ngoài.

Áp suất khi nén cấp đến bầu phanh tăng dần, bánh xe bị phanh. Bánh xe bi phanh với mômen phanh tăng dần, tốc độ quay giảm, gia tốc phanh tăng dần

Trạng thái nhả phanh:

Khi tăng áp, gia tốc phanh của bánh xe tăng tới giới hạn tính toán sẵn trong bộ điều khiển, tín hiệu nhả phanh của ECU-ABS được đưa đến cuộn dây B (ON). Van A giữ nguyên ở trạng thái đóng, van B chuyển sang ở trạng thái đóng kín.

Khí nén sau van màng B xả ra khí quyển, van màng B mở, van màng A đóng lại. Khí nén từ đường dẫn vào P không cấp qua cửa dẫn B. Khí nén từ bầu phanh bánh xe,qua van màng B xả một phần qua đường xả R ra khí quyển. Bầu phanh giảm áp, thực hiện nhả bớt phanh.

Trang thái giữ phanh (giữ áp):

Trong quá trình phanh, khi gia tốc phanh tăng chậm tới gần giá trị xác định, ECU-ABS đưa tín hiệu tới van điện từ A(ON), van A mở, tín hiệu ở van điện từ B bị ngắt (OFF), van điện từ B mở. Khí nén từ cửa P, một mặt vẫn tác dụng lên hai mặt phải của van màng A, van màng A đóng. Mặt khác khí nén đi qua van điện từ B tác dụng lên mặt phải của van màng B đóng kín đường dẫn B với đường xã R. Khí nén bầu phanh bánh xe giữ nguyên áp suất, thực hiện quá trình giữ phanh.

Quá trinh nhả phanh hay giữ phanh xảy ra liên tục, tùy thuộc vào vị trí của các van màng A, van màng B, hay là phụ thuộc vào vị trí của van điện từ A, van điện từ B. Điều đó có thể hiểu là: Quá trình nhả phanh, giữ phanh hay tăng phanh phụ thuộc vào việc cấp tín hiệu (điện áp đưa vào cuộn dây A, B) do ECU-ABS điều khiển.

Trạng thái tăng phanh:

Trong trường hợp gia tốc bánh xe tăng lên, bánh xe lại tăng tốc độ, ECU-ABS điều khiển bộ điều chỉnh áp suất bằng cách ngắt tín hiệu vào cả hai van điện từ (cả hai van OFF), van trở lại trạng thái tăng áp suất điều khiển theo mạch dẫn khí như trên hình 3a.

Khi trong hệ thống có sự cố các tín hiệu đưa vào ECU ABS vượt quá các giá trị ngưỡng hay không có tín hiệu, hệ thống lưu trữ và lập tức đóng mạch điện báo trên bảng tablo của xe. Hệ thống thực hiện chức năng chuẩn đoán (Self-Diagnosis). Khi thấy đèn báo sang, cần thiết dừng xe và đưa vào kiểm tra đọc mã chuẩn đoán và khắc phục kịp thời.

 

Phương pháp lắp chọn (Phương pháp lắp lẫn hạn chế)

Phương pháp lắp sửa ( Lắp lẫn có điều chỉnh)

Khi lắp ráp cần có sự cân chỉnh, thay đổi kích thước bằng những chi tiết đặc biệt khác như vũng đệm, ống lót.

Những phương pháp lắp ráp trên được áp dụng tùy theo dạng sản xuất của sản phẩm, tính chất của chúng và độ chính xác mà đơn vị có khả năng gia công được cũng như các trang thiết bị và trình độ công nhân phục vụ cho quá trình lắp ráp.

Trong một đơn vị có n khâu, dung sai chế tạo của các khâu là Ti, T2.và Ts là dung sai của khâu khép kín. Để gia công các chi tiết dễ dàng, giảm giá thành chế tạo ta tăng dung sai các khâu thành phần, việc đảm bảo dung sai của khâu khép kín sẽ được thực hiện trong quá trình lắp ráp, nghĩa là bớt đi lượng thừa ở một khâu nào đó trong chuỗi kích thước khâu gọi là khâu bồi thường.

Phương pháp lắp lẫn sửa chữa kích thước của một khâu chọn trước trong các khâu thành phần của sản phẩm lắp bằng cách lấy đi lượng kim loại trên bề mặt lắp ghép của nó để đạt được yêu cầu của mối lắp

Trình tự lập quy trình lắp ghép

Tập hợp đủ các chi tiết và cụm chi tiết trước khi lắp máy

Kiểm tra và tập hợp đủ các chi tiết và vật tư cần thiết.

Phải có phiếu kê khai kèm các đặc tính kỹ thuật cần thiết hay các bảng chỉ dẫn của nó.

Phải có quy trình hướng dẫn thứ tự lắp đặt hoặc các hướng dẫn khác tương đương.

Nghiên cứu các yêu cầu kỹ thuật của từng cụm, từng bộ phận máy để chuẩn bị lắp

Các dạng liên kết của chi tiết

Mối lắp cố định là mối lắp ghép mà vị trí tương đối giữa các chi tiết không đổi. Mối lắp cố định tháo được và mối lắp cố định không tháo được.

Mối lắp cố định tháo được như mối lắp ren, chêm, chốt then.

Mối lắp ghép cố định không tháo đuợc là các loại mối lắp cố định tán hàn ép nóng, ép nguội và dán,…

Mối lắp di động là các mối lắp mà các chi tiết có khả năng chuyển động tương đối với nhau . Nó cũng được phân thành hai loại mối lắp di động tháo được và mối lắp di động không tháo rời được.

Dạng chi tiết liên kết cứng không thể tháo rời được như các liên kết hàn, hàn vảy, dán, lắp ép nóng. Khi tháo chỉ có thể bằng phương pháp phá huỷ : Chặt, cắt,…

Dạng liên kết tháo rời được được lắp ghép nhờ các vít, chốt, then, nêm, … Khi tháo lắp không cần phải phá huỷ.

Sơ đồ quá trình lắp ráp Lắp từng chi tiết một vào một bộ phận, lắp theo cụm, lắp ráp tổng thể

Công việc chuẩn bị lắp

Các công việc chuẩn bị lắp phụ thuộc vào phương pháp sửa chữa riêng xe hay đổi lẫn, cách tổ chức sản xuât theo vị trí cố định hay theo dây chuyền…Những nội dung chính của công việc chuẩn bị gồm:

 

 

Đánh giá thực trạng của cồng nghiệp phụ trợ ngành ô tô

Tình hình nội địa hoá của các doanh nghỉệp sản xuất và lắp ráp ô tô

Trong bản quy hoạch tổng thể việc phát triến ngàiứi công nghiệp ô tô thi mục tiêu đề ra đối với lĩnh vực sàn xuất xe buýt, xe khách và xe tài là đáp ứng được khoáng 40 – 50% nhu cầu thị trường trong nước về số lượng và đạt tỉ lệ nội địa hoá 40% vào năm 2005. đáp ứng trên X(J% nhu cần thị trường trong nuứe và đạt tí lệ nội địa ha á 60% vào năm 2006. Hiện nay, số lưựng xe khách, xe buýt do các doanh nehiệp trong nước sản xuất đã đáp ứng được 30% nhu cầu thị trường với tỉ lệ nội địa hoá tới 50%. Ngoải ra, Tổng công ty công nghiệp ô tô Việt Nam đã ký được hợp đồng xuất khẩu 300 chiếc xe buýl sang thị trường Dominica. Đối với xe tài, các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất lắp ráp đáp ứng được 85% nhu cẩu thị trường và đạt tỉ lệ nội địa hoá khoáng 40%.

Mục tiêu của bản quy hoạch để ra đối với lĩnh vực sản xuất các loại xe du lịch là phẩn đấu đạt tỉ lệ nội địa hoá 20 – 25% vào năm 2005 và 40 – 45% vào năm 2010. Việc đần tư vào sản xuât xe du lịch chú yêu do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép thực hiện, Khi làm thủ tục xin cấp phép đầu tư đã làm cam kết với Bộ kế hoạch đầu tư về tỉ lệ nội địa hoá đối với các sản phấm ô tỏ. Tuy nhiên, thực tế, tỉ lệ này đã không đạt được như đúng mục liêu đã đề ra vì sản lưựng tiêu thụ các loại xe do doanh nghiệp FDI sán xuất và lắp ráp khá ít, bình quân chỉ đạt 5.000 – 10.000 xe/năm, chưa đủ quy mô kinh tế để có thế đầu tư sản xuất các loại linh phụ kiện một cách cỏ hiệu quả.

Công nghiệp sán xuất phụ tùng ô tô tại Việt Nam là ngành mới nổi nên cơ hội thì ít mà khó khăn thì nhiều, đặc biệt trong xu thế hội nhập và cạnh tranh hiện nay, Trong hẳn 10 năm qua, Chính phủ đã có chủ trương bảo hộ cho các liên doanh sản xuất ô tô, những hãng đà đưa ra cam kết ban đầu là sẽ nội địa hoá 30% – 40% sau 10 năm đầu tư vào Việt Nam. Tuy vậy. cho đến nay, không một doanh nghiệp nào thực hiệu đúng như cam kết đấy. Tỉ lệ nội địa hoá của các liên doanh sản xuất ô tô tại Việl Nam là rất thấp, mức phí đạt kho án 25% – 10% và chỉ cung cẩp được vài sản phẩm đơn giản, giá trị thấp như: bộ đẩy điện trong xe, ghế ngồi, một số chi tiết bằng nhựa hoặc kim loại.

Phương pháp tính tỉ lệ nội địa hoá được sữ dụng hiện nay là phuơng pháp tính tỉ lệ nội địa hoá theo điểm, tức là toàn bộ phụ tùng linh kiện của một chiếc xe ô tô được quy thành 100 điểm, trong đó chia ra thành nhiều cụm và tiểu cụm. Ví dụ như một chiếc ô tô 5 chồ ngồi được chia thành 10 cụm cấu tạo chính với gần 140 tiếu cụm phụ tùng. Mui cụm và Lìểu cụm được tính giá trị tương ứng với một số điểm nhất định. Tỉ lệ nội địa hoá của ô tô là số điểm của linh kiện nội địa hoá so với sổ điếm của ô tô.

Nhìn chung, tỉ lệ nội địa hoá trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam còn rất thấp và rất khó để đạt được những mục tiêu về tỉ lệ nội địa hóa do Nhà nưóc đặt ra. Ngay cả với một số loại linh kiện như: ắc quy, săm tôp … vẫn được coi là có thế tự sản xuất trong nước thì tỉ lệ nội địa hoá vẫn lả rất thấp.

Điễm tí lệ nội dịa hoá của một sơ chì tiết năm 2005 theo phương pháp tỉnh tỉ ĩệ nội địa hoá theo điểm

Nội địa hoá công nghiệp ô tô lả sự cần thiết đê xâv dựng được nền công nghiệp sản xuât ô tô Việt Nam trong tương lai. Tiến trình nội địa hoá cần phải được dựa trên cơ sở từng bước xây dựng mạng lưới hợp tác chế tạo cơ khí, phân phối sản phẩm thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi toàn quốc và tìm cách nhận được các đơn đặt hàng lâu dài của các hãng ô tô lớn quốc tế, có thị trường và tiềm nâng để từng bước làm chủ được công nghệ và tạo thị trường lấn dài.

Tham gia vào chuỗi giả trị khu vực Việt Nam Linh kiện

Chuỗi giá trị toàn cầu đang là xu thế chung của toàn thế giới. Chính phủ cần rút kinh nghiệm từ các nước đi trước và hợp tác với các tổ chức quốc tế để thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp khác ở nước ngoài. Kinh nghiệm từ Thái Lan cho thấy thành công trong việc thúc đẩy nền công nghiệp là nhờ sự phản ứng kịp thời cua Chính phủ đối với những thay đôi trong môi trường kinh doanh.

Thưc trang phát triến cua ngành công nghiêp ô tô ở Viêt Nam

Lịch sử hình thành và phát triển ngành ô tô Việt Nam

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chính thức được khai sinh từ năm 1991 với sự xuất hiện của 2 công ty liên doanh là Mekong và VMC. Sau 17 năm, đến nay đã có 11 doanh nghiệp FDI và 30 doanh nghiệp nội địa đang hoạt động với tổng công suất thiết kế lên đển hơn 400.000 xe/năm. Ngoài ra, còn có 5 dự án FDI đã được cấp phép và 10 dự án đầu tư trong nước đang xin giấy phép, chuân bị thành lập. Như vậy, tính đến năm 2007 tổng công suất thiết kế của ngành ô tô lên đến 500.000 xe/năm.

Trong khỏang thời gian phát triển của ngành ô tô, với những cố gắng của Chỉnh phủ, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, mặc dù còn nhiều chệch choạc, vấp váp Việt Nam đã bắt đầu hình thành ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô với 11 doanh nghiệp có vốn đầu tư nưóc ngoài (FDI). trong đó có mặt hầu hết các tập đoàn sản xuất ô tô nối tiểng thế giới và gần 30 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước.

Trong số các doanh nghiệp đang hoạt động, hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (V AM À) được coi là nồng cốt của ngành ô tô Việt Nam. Hiệp hội bao gồm 16 doanh nghiệp trong đó có 11 doanh nghiệp FDI và 5 doanh nghiệp nội địa với công suất thiết kế 234.000 xe/năm.

Tuy nhiên, tất cả các doanh nghiệp trên mới chỉ làm công việc lắp ráp ô tô từ nguồn linh kiện nhập khấu là chủ yếu chứ chưa hề chế tạo ô tô. Hầu như các sản phẩm được sản xuất ra đều được nhắm vào thị trường tiêu thụ nội địa, mà thị trường ô tô Việt Nam còn rất nhỏ bé nên trong những năm qua các doanh nghiệp lắp ráp ô tô chỉ tiêu Thụ được khoáng 30.000 – 50,000 xe/năm, luôn luôn đạt dưới 1 /3 công suất thiết kế.

Từ khi được hình thành, ngành ô tô Việt Nam luôn được Nhà nước dành cho những ưu đãi đặc biệt, tuy nhiên hoạt động của ngành này vẫn chưa đáp ứng được sự mong đợi của Nhà nước. Trong những năm qua, sản lượng ô tô có tăng nhưng rất ít. Tuy nhiên năm 2007 được xem là năm tăng trưởng thần kì của ngành ô tô Việt Nam, điều này dược giải thích là do tác động cửa việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới của Việt Nam.

Kết quả hoạt động kinh doanh của nhóm sản phẩm

Kết quả hoạt động kinh doanh của nhóm sản phẩm ô tô tải nhẹ  ở Nhà máy trong những năm gần đõy

Nhà máy cơ khí công trình là một trong những đợn vị đạt được nhiều thành tích trong kinh doanh trong  tất cả các loại sản phẩm của doanh nghiệp đặc biệt là thành công trong việc sản xuất và lắp ráp ô tô tải. Có được kết quả như vậy là do những kết quả và hiệu quả tích cực trong những năm sản  xuất kinh doanh vừa qua.

Kết quả sản xuất kinh doanh của nhóm sản phẩm ô tô tải nhẹ  trong 4 năm qua, giá trị sản lượng của ô tô tải năm sau cao hơn năm trước, trừ có trong năm 2006  thì giá trị sản xuất  bị giảm  so với năm 2005. Cụ thể năm 2003 chỉ đạt có 10900 triệu đồng, nhưng  sang đến năm 2004 thì giá trị này tăng lên gấp gần 3 lần so với năm 2003, tăng lên 27624,7 triệu đồng. Đến năm 2005 giá trị sản lượng của nhóm sản phẩm này tăng, nhưng tốc độ tăng không cao như năm 2004, trong năm 2005 tăng lên 34474 triệu đồng, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2004. Chỉ sang đến năm 2006 thì do có sự biến động trên thị trường ô tô nên giá trị công nghiệp của ô tô tải đã giảm so với năm 2005 chỉ còn 32045 triệu đồng, nhưng mức độ này giảm cũng không đáng kể so với tình hình thị trường ô tô lúc đó.

Cùng với sự gia tăng về giá trị sản lượng năm thì giá trị của doanh thu thuần hàng năm  của nhóm sản phẩm ô tô tải cũng được tăng lên tương đương. Cụ thể trong năm 2003 doanh thu thuần  của nhóm sản phẩm ô tô tải nhẹ là 7155 triệu đồng, sang năm 2004 thì con số này đã được tăng lên gấp đôi là 15704.1 triệu đồng. Năm 2005 thi cũng tăng nhưng ít hơn so với trước đó là: 19734. Do trong năm 2006 đã có sự thay đổi kế hoạch sản xuất khi  Ban quản lý nhà máy có thể dự  đoán trước được tình hình thị trường. Trong năm này thì không chỉ riêng Nhà máy có doanh thu giảm mà có nhiều doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này cung giảm doanh thu, trong năm 2006 thì doanh thu của  nhà máy chỉ đạt được là 18798.7 triệu đồng. Thông qua những số liệu trên cho chúng ta thấy tình hình kinh doanh cảu doanh nghiệp đã được cải thiện qua từng năm và cũng có kế hoạch cụ thể cho từng năm.

Mặt khác thông qua bảng số liệu trên cho ta thấy được các chi phí của doanh nghiệp tương đối là thấp so vơi các doanh nghiệp khác sản xuất  lắp ráp. Cụ thể  chi phí bán hàng  khá ổn định trong 4 năm vừa qua dao động  trong khoảng 800 triệu đến 1000 triệu đồng. Chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng qua mỗi năm điều này chứng tỏ Nhà máy đã có đầu tư trong giai doạn bán hàng để tăng khả năng tiêu thụ nhiều nhất. Còn giá vốn hàng bán qua các năm cũng tăng theo lượng bán hàng của sản phẩm. Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất quyệt định đến giá bán sản phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.  Hiện tại Nhà máy đang có những biện pháp để tiết kiệm chi phí làm cho giá thành giảm tới mức độ thấp nhất nhằm thu lợi nhuận cao và có thể canh tranh bằng giá trên thị trường.

Chúng ta thấy chỉ tiêu lợi nhuận  cảu ô tô tải  năm  sau đều cao hơn rất nhiều so với năm 2003. Trong năm 2004 lợi nhuận cao gấp 3.5 lần so với năm  2003,sang năm 2005 và 2006 con số này tăng lên gấp 5 lần.

Ta nhận thấy rằng lợi nhuận của nhóm sản phẩm khá là cao trong Nhà máy nó chiếm  gần 2/3 lợi nhuận của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thể hiện sự làm ăn kinh doanh và sử dụng vốn đầu tư của nhà nước có hiệu quả.Đây có thể là một tín hiệu đáng mừng của nhà máy.

              Chúng ta thấy xét về mặt kết quả thì công ty có được những thành công đáng kể.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua. Chỉ  tiêu lợi nhuận trên doanh thu qua các năm nhu vậy là khá cao, bình thường các chỉ tiêu này chỉ cần đạt được 10% là khá tốt.Nhưng của nhà máy trừ năm  2003 đạt 8% còn các năm sau đó  đều đạt trên 10%. Chỉ số này thể hiện trong một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Mặt khác chúng ta thấy hiệu quả sử dụng đồng vốn của nhà máy cũng khá cao đạt trên 100%.Điều này cho thấy hiệu quả đồng vốn chủ sở hữu.Nhưng hiệu quả của đồng vốn đi vay là khá thấp, nhưng không phải là tồi tệ đối với nhà máy. Từ bảng số liệu trên ta thấy đồng vốn chủ sở hữu tập chung đầu tư nâng cao công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh của nhà máy. Đặc  biệt trong năm 2006 giá trị đàu tw là tăng cao nhất để chuẩn bị cho một thời kì cạnh tranh mới của doanh nghiệp.

 

Tình hình ô tô

Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay

Vào thời điểm này, hoạt động sản xuất lắp ráp của các liên doanh ô tô ở Việt Nam chưa cho thấy hết tính hiện đại trong sản xuất ô tô. Một nhà máy sản xuất ô tô chuẩn phải có ít nhất 4 quy trình cơ bản là dập, hàn, sơn và lắp ráp; trong khi đó các liên doanh ô tô ở Việt Nam (trừ Toyota mới đầu tư vào công đoạn dập) mới chỉ thực hiện được 3 quy trình cuối là hàn, sơn và lắp ráp. Cả 3 công đoạn này đều không đòi hỏi cao về kỹ thuật và công nghệ, không phát huy tính sáng tạo và khó có thể nâng cao được tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm.

Ô tô nước ta được cung cấp từ hai nguồn chính là nhập khẩu và do các doanh nghiệp lắp ráp, chế tạo ô tô trong nước cung cấp bao gồm 11 liên doanh và sáu doanh nghiệp Nhà nước tuy nhiên số lượng xe lắp ráp của các doanh nghiệp Nhà nước là không đáng kể.

Mặc dù cùng với sự lớn mạnh của các liên doanh với số lượng xe bán ra không ngừng gia tăng nhanh chóng nhưng số lượng xe nhập khẩu cũng tiếp tục tăng.

Thời kỳ trước khi nước ta gia nhập WTO, số lượng xe tiêu thụ của nước ta chủ yếu vẫn là xe nhập khẩu với tỷ trọng lớn dù rằng nhà nước đã có những chính sách nhập khẩu. Tuy nhiên theo tổng cục thống kê cho biết thì so với mức tăng trưởng của xe nhập khẩu thì sản  lượng xe bán ra của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn thấp.

Sản lượng và số lượng tiêu thụ xe của các doanh nghiệp trong nước tăng lên đáng kể, sự phát triển của nhiều doanh nghiệp so với tương quan chung của cả hiệp hội thì tỷ trọng của các doanh nghiệp này cũng tăng lên.Có thể kể ra như Mekong có sản lượng tăng 266 chiếc, tỷ trọng tăng 0,33%; lượng tiêu thụ tăng 380 chiếc, tăng tỷ trọng hơn 0,11%. Tương tự như vậy có các doanh nghiệp như Toyota, Isuzu, Hino, Mercedes.Tuy nhiên cũng có một số doanh nghiệp giảm sút về cả sản lượng lẫn số lượng tiêu thụ và cả tỷ trọng chung so với toàn hiệp hội. Như doanh nghiệp Vidamco ( doanh nghiệp này giải thể vào năm 2007) có sản lượng giảm 1759 chiếc,tỷ trọng giảm 11,35%; lượng tiêu thụ giảm 686 chiếc,tỷ trọng giảm 10,41%. Các doanh nghiệp khác như VMC, Suzuki. Các doanh nghiệp  còn lại của năm 2005 nhìn chung không thay đổi nhiều so với tương quan chung của cả hiệp hội và của riêng từng doanh nghiệp. Đặc biệt, năm 2006 có sự gia nhập của 5 doanh nghiệp vào hiệp hội VAMA, có sản lượng và lượng tiêu thụ khá cao, cao nhất là Trường Hải  với sản lượng là 5713 chiếc và lượng tiêu thụ là 5354  chiếc, tỷ trọng so với toàn ngành là 16,03% và 13,01%. Các doanh nghiệp khác có chất lượng xe rất tốt.

 

Ngành công nghiệp ô tô

Ngành công nghiệp ô tô

Ngành công nghiệp ô tô không chỉ giữ một vị trí quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển thông qua đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải, góp phần phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại mà còn là một ngành kinh tế mang lại lợi nhuận rất cao nhờ sản xuất ra những sản phẩm có giá trị vượt trội. Sớm nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp này, các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc,…đã rất chú trọng phát triển ngành công nghiệp ô tô của riêng mình trong quá trình công nghiệp hoá để phục vụ không chỉ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu sang các thị trường khác.

Đứng trước thực tế hàng năm nước ta bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để nhập khẩu xe ô tô trong khi xuất khẩu gạo của 70% dân số lao động trong ngành nông nghiệp chỉ thu về được tiền triệu, Việt Nam đã cố gắng xây dựng một ngành công nghiệp ô tô của riêng mình với mục tiêu sản xuất thay thế nhập khẩu và từng bước tiến tới xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam đã luôn khẳng định vai trò chủ chốt của ngành công nghiệp ô tô trong sự nghiệp phát triển kinh tế và luôn tạo điều kiện lợi thông qua việc đưa ra các chính sách ưu đãi để khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất ô tô và phụ tùng. Nhưng sau  nhiều  năm xây dựng và phát triển ngành, công nghiệp ô tô Việt Nam dường như vẫn chỉ ở điểm xuất phát.

Thực tế này đã buộc Chính phủ phải yêu cầu các cơ quan Bộ Ngành liên quan, các doanh nghiệp trong ngành cùng vào cuộc nhằm vạch ra một chiến lược cụ thể cho việc phát triển ngành. Bởi lúc này đây họ đã ý thức được tính cấp thiết và bức bách cần phải xây dựng và phát triển một ngành công nghiệp ô tô thực sự của riêng Việt Nam.

 

Marketing dự báo thị trường ô tô

Hình thành phòng Marketing chuyên trách nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu và dự báo thị trường

 

          Thị trường tiêu thụ có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để thúc đẩy quá trình tiêu thụ và thục hiện tốt các chính sách hổ trợ tiêu thụ, doanh nghiệp cần phải hiểu tính chất của mổi thị trường, muốn vậy phải thực hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường. Việc này chỉ có thể làm được tốt nhất khi doanh nghiệp có phòng Marketing chuyên trách.

          -Mục đích:Việc lập phòng Marketing chuyên trách thể hiện quy mô của Nhà máy tăng lên, Nhà máy cần lập phòng Marketing để nghiên cứu sâu hơn về hoạt động Marketing. Phòng Marketing là nơi thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu những nhu cầuvà mong muốn của khách hàng trên những khu thị trường đã được xác định rõ ràng là nơi doanh nghiệp thấy được khách hàng cần gì? Số lượng bao nhiêu? và Chất lượng thế nào?

          -Nội dung: Hiện nay, Nhà máy cơ khí công trình  chưa có phòng Marketing chuyên trách, hoạt động Marketing được giao cho Phòng Kinh doanh thực hiện.

          Tuy kết quả hoạt động tiêu thụ của Nhà máy khá tốt, song đó là do nhu cầu của khách hàng tăng đột biến trong những năm gần đây. Hoạt động nghiên cứu và dự báo thị trường ở Nhà máy chưa được tiến hành đồng bộ. Công tác dự báo vẫn còn mang tính chất định tính, chưa có công cụ định lượng một cách chính xác và khoa học, do đó vẩn chưa lượng hoá đuợc sự ảnh hưởng của các nhân tố nên chưa đánh giá được chính xác về thị trường tiêu thụ. Nguyên nhân là do Công ty thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ, mà sâu xa của nó là Công ty chưa có phòng Marketing độc lập để nghiên cứu hoạt động này.

          -Phương thức thực hiên:Theo tôi, để nâng cao chất lượng nghiên cứu và dự báo thị trường nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ, Công ty nên tách phòng Kinh doanh thành hai phòng: Phòng Bán hàng và Phòng Marketing. Phòng Marketing nên lấy luôn các nhân viên thuộc bộ phận nghiên cứu thị trường của Phòng Kinh doanh cũ.

          Có thể cụ thể hoá ý tưởng thành lập phòng Maketing ở Nhà máy cơ khí công trình bằng sơ đồ sau đây:

Phòng Maketing chuyên trách của Nhà máy cơ khí công trình

          Như vậy, ban đầu công ty có 4 nhân viên thuộc bộ phận thị trường của phòng Kinh doanh cũ. Theo tôi nên tuyển thêm 4 nhân viên mới để phòng Marketing có 8 nhân viên, chia làm 3 nhóm:

          – Nhóm 1: Chịu trách nhiệm nghiên cứu Marketing.

          – Nhóm 2: Chịu trách nhiệm về lĩnh vực quảng cáo

– Nhóm 3: Chịu trách nhiệm về các hoạt động kích thích tiêu thụ

          + Đối với nhóm 1: Nên gồm 4 người có khả năng, kinh nghiệm trong việc điều tra, phân tích thị trường, chia ra nghiên cứu các  thị trường chủ yếu của Nhà máy như; Thị trường miền Bắc (tập trung nghiên cứu thị trường Hà nội, Hải dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hoá) và thị trường miền Trung (tập trung vào thị trường Vinh Huế, Đà Nẵng). Đối với thị trường miền Bắc cần 3 người làm công tác nghiên cứu, phân tích và dự báo; Thị trường miền Trung sẽ do nhân viên còn lại đảm nhận. Nhóm này, Nhà máy nên tận dụng nhân viên phòng kinh doanh cũ, vì trước đây họ đã có kinh nghiệm làm công tác này. Đồng thời, Công ty nên tổ chức một lớp học ngắn ngày trong thời gian 3 tháng để bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ của các nhân viên này trong việc thực hiện công tác nghiên cứu, dự báo nhu cầu xe ô tô do Công ty lắp ráp, và đây là bộ phận đầu tiên cung cấp các thông tin cho tất cả các phòng ban khác hoạt động.

Công ty nên tạo điều kiện cho nhóm 1 có thêm nhiều cơ hội tiếp xúc với khách hàng để thu nhận được các thông tin phản hồi từ phía khách hàng và nhiều hình thức khác nhau. Cụ thể:

  • Tổ chức các buổi hội nghị gặp mặt khách hàng, khoảng 2 lần trong 1 năm, vào cuối quý II và quý IV. Sau các đợt khuyến mại mùa Hè, khuyến mại mùa Xuân của Công ty để lắng nghe ý kiến của khách hàng.
  • Gửi phiếu điều tra đến các khách hàng đã sử dụng xe của Nhà máy để thu thập thông tin phản hồi của họ về chất lượng xe, chất lượng dịch vụ mà Công ty cung cấp.
  • Đặt các hòm thư góp ý tại Showroom và tổ chức đường dây điện thoại nóng để lắng nghe các ý kiến của khách hàng.

+ Nhóm 2 : Chịu trách nhiệm về thiết kế các chương trình quảng cáo trên Truyền hình, trên Báo chí, trên mạng Internet, biển quảng cáo…Nhóm này phải làm nên các chương trình hấp dẫn, thu hút và thống nhất ý kiến với ban Lãnh đạo Nhà máy, đồng thời cần phải lo công tác thuê phương tiện thông tin để quảng cáo. Nhóm này nên gồm 2 nhân viên được tuyển mới, những người này cần phải có kinh nghiệm, khả năng về mỹ thuật, tâm lý (nắm bắt nhanh tâm lý khách hàng)và có tư duy kinh tế (kiến thứcMarketing vững).

 + Nhóm 3 : gồm 2 người được tuyển mới để phụ trách về hoạt động hổ trợ tiêu thụ như: Nghiên cứu nhu cầu khách hàng về chất lượng các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa kỹ thuật và cung cấp phụ tùng thay thế…để đề xuất với ban Lãnh đạo Nhà máy có những biện pháp nâng cao chất lượng dịch vụ sau bán, thu hút thêm khách hàng đến với trạm dịch vụ Công ty. Từ đó , Nhà máy cơ khí công trình  có điều kiện thúc đẩy hoạt động bán xe trên thị trường.

Để thực hiện được giải pháp trên, Công ty cần đảm bảo đủ vốn để chi phí cho các khoản sau:

Chi phí cho việc trả lương cho 8 nhân viên và 1 Trưởng phòng. Như vậy, tổng cộng là 9 nhân viên với mức lương bình quân 2.550.000đ/tháng/người.

Vậy tổng số tiền cả năm là:

Tổng số tiền lương = 12 x 9 x2.550.000 = 275.400.000đ.

Chi phí cho tổ chức hội nghị Khách hàng: Mỗi năm 2 lần và mỗi lần hết 20.000.000đ.   Nên số tiền phải chi =  40.000.000đ.

Chi phí cho nhân viên đi học:       25.000.000đ.

Chi phí làm phiếu điều tra:           20.000.000đ.

Chi phí mua sắm bàn ngế thiết bị văn phòng:  70.000.000đ

Tổng cộng chi phí cho việc lập phòng Marketing riêng: 430400000đ

          Nếu thực hiện tốt giả pháp này, Nhà mày cơ khí công trình sẽ có điều kiện nghiên cứu sâu hơn thị trường, thấy rõ các vấn đề nảy sinh, đồng thời hoạt động Marketing cũng được đánh giá cao hơn, giúp Nhà máy cập nhật các thông tin về thị trường nhanh hơn, từ đó có những sửa đổi nhanh hơn trong các quy định, tránh những sai sót không đáng có. Qua đó, Nhà mày cơ khí công trình có thể dự báo chính xác lượng xe tiêu thụ, tạo điều kiện tăng thị phần của Nhà mày cơ khí công trình và hình ảnh uy tín của Nhà mày cơ khí công trình ngày càng cao trong mắt Khách hàng, doanh thu tiêu thụ năm 2007 sẽ tăng so với năm 2006. Để thực hiện được giải pháp này, đòi hỏi Nhà mày cơ khí công trình phải đáp ứng được các điều kiện sau:

– Đổi mới nhận thức của các cấp quản trị và nhân viên về tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường cũng như việc thành lập phòng Marketing chuyên trách.

– Cần có lượng vốn đủ lớn để chi cho các hoạt động của phòng Marketing vì phòng Marketing là phòng cần nhiều chi phí nhất trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.

 

Thị trường ô tô ở Việt Nam trong những năm gần đây

1. Cung

Trong những năm gần đây, do mức sống của người Việt Nam ngày càng đi lên vì vậy nhu cầu về hàng hoá ngày càng tăng, không chỉ có các mặt hàng tiêu dùng tăng mà ngay cả đến các sản phẩm xa sỉ cũng tăng như sản phẩm của các hãng ô tô tăng đáng kể trong ba năm gần đây (2000 – 2002). Và để có được thị trường, các hãng ô tô đã cạnh tranh với nhau bằng cách hạ giá thành và luôn thay đổi mẫu mã đa dạng ra thị trường do đó lượng ô tô đưa ra thị trường nhanh chóng tăng lên, Tuy nhiên, việc sản xuất và lắp ráp ô tô của các hãng cũng còn phải phụ thuộc vào nhu cầu của

người tiêu dùng, giá cả đầu vào, các chính sách thuế quan, xuất nhập khẩu.

Hiện nay, thị trường ô tô ở Việt Nam có rất đa dạng các loại ô tô của các hãng như: Mercedes-Benz Việt Nam, Toyota, Ford Việt Nam, Isuzu, Misubishi, Daewoo, Daihatsu, BMW, Mazda, Mekong.

2. Cầu

Nhu cầu của người tiêu dung về sản phẩm của các hãng ô tô ngày càng tăng. Trong những năm gần đây, mức thu nhập của người dân tăng, vì vậy, họ đã có nhu cầu đối với mặt hàng xa sỉ như ô tô. Riêng đối với sản phẩm của Mercedes-Benz, số lượng ô tô bán ra tăng đáng kể trong ba năm gần đây (2000 – 2002). Năm 2000, MBV đã bán được 3,085 chiếc, chiếm 17% tổng số xe ô tô đã bán của hơn 13 hãng sản xuất ô tô. Năm 2001, MBV bán được 4,592 chiếc, chiếm 19% tổng số xe ô tô đã bán của hơn 13 hãng sản xuất ô tô. Năm 2002, MBV đã bán 7,143 chiếc, chiếm 20% tổng số xe đã bán của hơn 13 hãng sản xuất ô tô. Qua con số xe ô tô đã bán ngày càng tăng cho ta thấy mức sống của người dân ngày càng tăng và nhu cầu

sử dụng xe ô tô cũng ngày càng tăng.