Các nội dung bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ ôtô, rơ moóc và nửa rơ moóc

Công tác tiếp nhận ôtô vào trạm bảo dưỡng

Rửa và làm sạch ôtô.

Công tác kiểm tra, chẩn đoán ban đầu được tiến hành như mục 1 của bảo dưỡng hàng ngày, trên cơ sở đó lập biên bản hiện trạng kỹ thuật của ôtô.

Kiểm tra, chẩn đoán, xiết chặt và điều chỉnh các cụm, tổng thành, hệ thống trên ôtô. Bao gồm các tổng thành, hệ thống sau:

Đối với động cơ nói chung:

Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống liên quan.

Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo và kiểm tra rửa bầu lọc dầu li tâm. Thay dầu bôi trơn cho động cơ, máy nén khí theo chu kỳ, bơm mỡ vào ổ bi của bơm nước. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn.

Kiểm tra, súc rửa thùng chứa nhiên liệu. Rửa sạch bầu lọc thô, thay lõi lọc tinh.

Kiểm tra, xiết chặt các bulông, gudông nắp máy, bơm hơi, chân máy, vỏ ly hợp, ống hút, ống xả và các mối ghép khác.

Tháo, kiểm tra bầu lọc không khí. Rửa bầu lọc không khí của máy nén khí và bộ trợ lực chân không. Kiểm tra hệ thống thông gió cacte.

Thay dầu bôi trơn cụm bơm cao áp và bộ điều tốc của động cơ Diesel.

Làm sạch bề mặt két nước, quạt gió, cánh tản nhiệt, bề mặt ngoài của động cơ, vỏ ly hợp, hộp số, xúc rửa két nước.

Kiểm tra tấm chắn quạt gió két nước làm mát, tình trạng của hệ thống làm mát, sự rò rỉ của két nước, các đầu nối trong hệ thống, van hằng nhiệt, cửa chắn song két nước.

Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt supáp; Độ căng dây đai dẫn động quạt gió, bơm nước, bơm hơi.

Kiểm tra độ rơ trục bơm nước, puli dẫn động…

Kiểm tra áp suất xi lanh động cơ. Nếu cần phải kiểm tra độ kín khít của supáp, nhóm pittông và xi lanh.

Kiểm tra độ rơ của bạc lót thanh truyền, trục khủyu nếu cần.

Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu; Kiểm tra các đường ống dẫn; thùng chứa nhiên liệu; xiết chặt các đầu nối, giá đỡ; kiểm tra sự rò rỉ của toàn hệ thống; kiểm tra sự liên kết và tình trạng hoạt động của các cơ cấu điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu; kiểm tra áp suất làm việc của bơm cung cấp nhiên liệu…

Động cơ xăng:

Kiểm tra bơm xăng, bộ chế hòa khí. Tháo, súc rửa và điều chỉnh nếu cần.

Điều chỉnh chế độ chạy không tải của động cơ.

Đối với động cơ xăng sử dụng hệ thống cấp nhiên liệu kiểu phun cần kiểm tra sự làm việc của toàn hệ thống.

Động cơ Diesel:

Kiểm tra, xiết chặt giá đỡ bơm cao áp, vòi phun, bầu lọc nhiên liệu, các đường ống cấp dẫn nhiên liệu, giá đỡ bàn đạp ga.

Kiểm tra vòi phun, bơm cao áp nếu cần thiết đưa lên thiết bị chuyên dùng để hiệu chỉnh.

Kiểm tra sự hoạt động của cơ cấu điều khiển thanh răng bơm cao áp, bộ điều tốc, nếu cần hiệu chỉnh điểm bắt đầu cấp nhiên liệu của bơm cao áp.

Cho động cơ nổ máy, kiểm tra khí thải của động cơ, hiệu chỉnh tốc độ chạy không tải theo tiêu chuẩn cho phép, chống ô nhiễm môi trường.

Thực trạng của ngành sản xuất ô tô Việt nam thời kì hội nhập

        Năm 2007, Việt Nam có khoảng 770.000 xe ô tô con lưu hành, tỷ lệ sở hữu là 8 xe /1000 người. Theo thứ trưởng bộ công thương Đỗ Hữu Hào, năm 2007 Việt Nam mới chỉ tiêu thụ được khoảng 100.000 ô tô các loại, trong khi đó, lượng tiêu thụ xe gắn máy vào khoảng 3,6 triệu chiếc. Thị trường xe máy đang trong thời kỳ nở rộ và theo dự đoán sẽ duy trỳ trong 5-10 năm nữa do nhu cầu về lưu thông cá nhân và hệ thống đường giao thông chưa phát triển. Tuy nhiên, ông Hào nhận định, thị trường ô tô Việt Nam sẽ là một thị trường đầy tiềm năng và việc sử dụng ô tô thay thế cho xe gắn máy sẽ đến trong một tương lai không xa.

        Ông Ngô Văn Trụ – Phó vụ trưởng Vụ cơ khí luyện kim và hoá chất (Bộ Công thương) đánh giá Việt Nam hiện nay đang ở thời kỳ trước “ô tô hóa” motorization với tỷ lệ 18xe/1000 dân, tương đương như Ấn Độ và Pakistan, và Việt Nam năm 2007 có thể bằng với Thái Lan thời điểm năm 1986 nếu so sánh bề tỷ lệ xe/1000 dân và mức GDP đầu người (theo ngang sức giá mua).

Thứ trưởng Đỗ Hữu Hào thảng thắn vạch rõ những vấn đề nổi cộm chủ yếu của thị trường ô tô trong nước hiện nay là thị trường nhỏ, sản lượng nhỏ nhưng lại có quá nhiều nhà sản xuất lắp ráp ô tô. Thứ hai là thiếu nhà cung cấp nội địa về linh kiện, phụ tùng cho các liên doanh lắp ráp, sản xuất ô tô. Thứ ba là giá xe ô tô sản xuất lắp ráp tại Việt Nam quá cao. Ngoài ra, ngay trong khu vực thì ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam lại đi sau các nước như Thái Lan và Indonesia. Ngành công nghiệp phụ trợ không thể phát triển được vì sản lượng nhỏ và hạ tầng giao thông kém. Hơn nữa Việt Nam chỉ còn có quỹ thời gian là mười năm để phát triển ngành công nghiệp ô tô (năm 2018, theo cam kết CEPT, thuế dành cho xe nhập khẩu nguyên chiếc từ các nước Asian chỉ còn 0%) đang đặt ra những thách thức gay gắt.

Khi mức thu nhập đầu người tăng lên, các nghành cạnh tranh dựa trên chi phí lao động giá rẻ hiện nay như dệt may da giầy … hiện nay sẽ mất dần lợi thế. Khi đó không có nghành công nghiệp ô tô phát triển mạnh có thể mang lại những hậu quả nặng nề. Điều này sẽ ảnh hưởng đến đầu tư xã hội , số lượng công ăn việc làm và ảnh hưởng tới cán cân thương mại. Ông nêu rõ quá trình ô tô hóa là xu thế tất yếu, để đem lại lợi ich, Việt Nam cần phải nâng cao thị phần của xe sản xuất trong nước với tỷ lệ nội địa hóa cao. Hay nói cách khác, nếu như không phát triển được nghành công nghiệp ô tô thì về lâu dài Việt Nam sẽ phải gánh chịu mức thâm hụt thương mại khổng lồ

Trong khi đó thị trường ô tô nhập ngoại trong nước lại quá thừa, theo số liệu thống kê của tổng cục Hải quan, cho đến ngày cuối tháng 6/2008, số lượng xe nhập khẩu về Việt Nam là 1.700 chiếc. Bên cạnh đó trong tháng 4 và tháng 5/2008, số xe nhập khẩu về Việt Nam là 7.000 chiếc. Còn theo số liệu của Cục cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt – Bộ công an, 6 tháng đầu năm 2008 số lượng xe hơi nhập về nước khoảng gần 20.000 chiếc, thế nhưng chỉ có 12.000 chiếc được đăng ký, còn lại khoảng 8.000 chiếc được xếp vào dạng tồn kho.

        

 

Cấu tạo SPV thông thường

Hoạt động của SPV loại thông thường

Hoạt động của SPV loại trực tiếp

Khác với loại SPV thông thường, SPV hoạt động trực tiếp được sử dụng trong bơm có áp suất cao. Ngoài ECU, EDU khuyếch đại bằng tín hiệu điều khiển từ ECU để vận hành van ở mức điện áp cao xấp xỉ 150V khi đóng. Sau đó, van vẫn ở trạng thái đóng khi điện áp giảm thấp xuống.

Ở điều kiện bình thường, cuộn dây được cấp điện sẽ kéo van điện từ đóng kín cửa nạp. Khi ngắt điện khỏi cuộn dây, từ trường bị mất đi, nhờ lực đàn hồi lò xo, van điện từ được đẩy lên trạng thái mở. Tùy thuộc vào thời gian đóng ngắt điện mà van điện từ mở lâu hay nhanh, do vậy điều chỉnh được lưu lượng đến vòi phun.

Hoạt động của máy bơm và SPV.

Trong phần này chúng tôi chỉ đề cập đến hoạt động của SPV trong máy bơm hướng trục. Hoạt động của SPV trong máy bơm hướng kính xin được đề cập trong một bài viết khác.

Các bộ phận chính tham gia quá trình đưa nhiên liệu với một lượng vừa đủ và đúng thời điểm vào trong xilanh gồm bơm cấp liệu, bơm piston, van SPV, van TCV và vòi phun. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu với các bạn từng bộ phận này.

 

 

Vấn đề “bo” cho nhân viên như thế nào

Chớ coi thường rửa xe

– Nhiều người sử dụng xe ôtô thường quan niệm rửa xe chỉ đơn thuần là làm sạch phần vỏ xe ở bên ngoài chứ không biết rằng đây là việc giữ cho lớp sơn xe được bóng đẹp.

– Các hàng rửa xe trong thành phố hiện nay chủ yếu sử dụng xà phòng có độ xút cao, đây là nguyên nhân chính dẫn tới việc lớp sơn xe của bạn bị mờ, nhanh bạc màu và mất đi độ bóng. Bên cạnh đó, người thợ rửa xe không thực hiện đúng và đủ các quy trình như: Chưa rửa sạch các lớp đất, bụi bám vào làm cho lúc xát xà phòng, các lớp đất bụi đó sẽ được xoa đều trên mặt xe, gây xước sơn; sử dụng những dung dịch có hại cho xe như xút, xà phòng có chứa nhiều chất tẩy rửa, muối axít… sẽ làm cho một số bộ phận làm bằng caosu bị hỏng, rão…Hiện nay đã xuất hiện một số điểm rửa xe công nghệ cao, sử dụng những thiết bị công nghệ tiên tiến và dung dịch tẩy rửa của chính hãng được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu. Đan Mạch, Italia hay Trung Quốc. Quy trình rửa xe này có những ưu điểm nổi trội so với rửa xe thông thường là: Có các thiết bị đồng bộ bơm phun cao áp với áp lực cực lớn, giúp làm sạch cát bùn bẩn trước khi lau, tránh cho lớp sơn không bị xước; dùng chất tẩy rửa chuyên dùng có chứa tính kiềm hoạt tính cao, do đó không làm phai mờ lớp sơn, không gây gỉ sét vỏ xe; phun một lớp xi nước sau mỗi lần rửa để giữ cho sườn xe luôn bóng, giữ màu bền.Tuy nhiên giá mỗi lần rửa xe “công nghệ cao” cũng khá cao với mỗi lần rửa là 35.000 đồng, phun xi bóng 20.000 đồng, so với giá rửa xe thông thường chỉ từ 25.000 – 30.000 đồng.  

Bảng giá một số dịch vụ dọn, rửa nội thất xe du lịch tại một số điểm rửa xe trên địa bàn Hà Nội:1. Rửa xe 4-7 chỗ: 45.000 – 50.000 đồng.2. Rửa gầm xe: 70.000 – 100.000 đồng.3. Rửa máy bằng nước nóng: 150.000 – 250.000 đồng4. Dọn nội thất, làm sạch nệm da, nỉ, có kèm theo khử mùi, diệt khuẩn: 400.000 – 550.000 đồng.5. Lau xi làm “tươi”, làm mới táp ô: 50.000 – 70.000 đồng.6. Đánh bóng vỏ xe: 230.000 – 380.000 đồng (tuỳ thuộc là đánh vỏ xe bằng máy hay bằng tay).7. Tẩy mốc kính toàn xe: 250.000 – 350.000 đồng.

( Tài liệu mang tính chất tham khảo)

 

 

Sử dụng xe hơi như thế nào để tiết kiệm nhiên liệu

Lái xe đúng kỹ thuật

Vận tốc và gia tốc đóng vai trò đáng kể trong việc giảm lượng tiêu hao nhiên liệu. Bạn càng nhấn ga thì động cơ càng “khát” nhiên liệu. Khi vận tốc lên đến 100km/h, lực kéo tăng thêm 10% cho mỗi lần tăng thêm 10km/h. Lái xe với vận tốc càng cao thì lượng nhiên liệu tiêu hao càng nhiều.

Vận hành ở tốc độ thấp, số thấp cũng như ở tốc độ cao đều tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn so với mức trung bình.

Tăng tốc đột ngột, tiêu hao nhiên liệu gấp 4 lần bình thường.Tương tự, tăng tốc đột ngột cũng tiêu hao nhiên liệu gấp 4 lần so với mức bình thường. Phanh nhiều cũng làm chiếc xe “uống” xăng nhiều hơn do bạn sẽ phải tăng tốc sau khi phanh, vì vậy hãy giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước để quá trình phanh xảy ra không quá đột ngột.

Xe chở càng nặng thì càng hao nhiên liệu. Nên dọn dẹp các thứ trên xe và bỏ đi những thứ không cần thiết. Giảm trọng lượng khoảng 40kg, sẽ tiết kiệm được 3% nhiên liệu. Một người lái xe nhiều kinh nghiệm là biết cách tính toán quãng đường đi thế nào thuận lợi nhất. Nếu bạn có một lộ trình “liên kết” các địa chỉ với nhau, bạn không chỉ tiết kiệm được nhiên liệu mà còn đỡ mất thời gian. Nên nhớ đừng phanh gấp nhiều lần, vì mỗi lần như vậy, chiếc xe phải “đề-pa” để trở lại vận tốc cũ và lượng nhiên liệu tiêu tốn nhiều hơn.

Chăm sóc động cơ

Cần sử dụng và bảo dưỡng động cơ theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ như lọc gió, mức dầu bôi trơn, tuổi thọ của bu- gi… một cái lọc dầu bẩn có thể làm hao nhiên liệu thêm 4%. Khi thấy đèn báo “check engine”, bạn phải mang xe đi kiểm tra ngay.

Nhà sản xuất khuyến cáo dùng loại nhiên liệu nào, dầu nhờn nào thì bạn dùng đúng loại ấy. Hãy cảnh giác với các loại nhiên liệu được quảng cáo là tiết kiệm, có thể chúng sẽ không phù hợp

Sử dụng và bảo dưỡng động cơ theo đúng yêu cầu kỹ thuật (ảnh VNE) với động cơ xe bạn. Cũng không nên tin tưởng vào lời quảng cáo các loại “phụ gia” làm hệ thống máy móc vận hành trơn tru.

Chọn lốp xe

Luôn giữ áp suất lốp đúng tiêu chuẩn, bánh xe không đủ hơi khiến việc điều khiển tay lái càng khó và làm lốp xe mau mòn. Bên cạnh đó, ma sát còn làm tăng nhiệt độ và trong trường hợp đủ lớn, nó sẽ làm cháy cao su. Do độ bám đường tăng lên cùng với ma sát nên động cơ sẽ phải làm việc nhiều hơn. Ngược lại, một vài loại lốp lại mòn nhanh khi bơm quá căng, bởi vậy, bạn hãy cố gắng đảm bảo áp suất lốp luôn nằm trong chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất. Nên kiểm tra định kỳ hệ thống lái của xe, điều này giúp hạn chế hao mòn lốp xe, giảm tiêu hao nhiên liệu.

Luôn giữ áp suất lốp đúng tiêu chuẩn (ảnh VNE)

Sử dụng điều hoà nhiệt độ hợp lý cũng là một cách tiết kiệm nhiên liệu. Khi trời nóng, cây số đầu bạn nên hạ tất cả các cửa xuống để nhiệt độ trong xe giảm dần nhờ gió thổi vào xe, sau đó mới bật điều hòa, để làm giảm sức kéo của compressor. Chạy trên đường cao tốc, bạn chỉ cần vặn máy lạnh số nhỏ. Yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng đến mức độ tiết kiệm nhiên liệu của xe. Việc khởi động xe trong điều kiện thời tiết quá ẩm ảnh hưởng không chỉ đến sự vận hành của động cơ mà còn đến tiêu thụ nhiên liệu. Điều kiện đường miền núi và gió mạnh cũng làm xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.

Khi bạn chuẩn bị mua xe hãy tính toán một cách tương đối xem nó sẽ ngốn bao nhiêu nhiên liệu. Khi đó bạn sẽ hình dung được có nên mua chiếc xe động cơ dung tích lớn và tiêu hao nhiều nhiên liệu hay không.

Những loại xe nào được quyền ưu tiên

+ Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.

+ Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp.

+ Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.

+ Xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

+ Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.

+ Đoàn xe tang.

+ Các xe khác theo quy định của pháp luật.

Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ

Ngoại trừ đoàn xe tang, các loại xe ưu tiên đi làm nhiệm vụ khẩn cấp phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định. Những loại xe này không bị hạn chế tốc độ, được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.

Khi có tín hiệu của xe ưu tiên, mọi người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ. Tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Nghiêm cấm các hành vi gây cản trở xe ưu tiên.

Tín hiệu cụ thể của các loại xe ưu tiên

Tín hiệu của xe chữa cháy: Xe chữa cháy có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu đỏ hoặc xanh và có còi phát tín hiệu ưu tiên.

Tín hiệu của xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp:

+ Xe quân sự có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu đỏ, cờ hiệu quân sự cắm ở đầu xe phía bên trái người lái và có còi phát tín hiệu ưu tiên.

+ Xe công an có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu xanh hoặc đỏ, cờ hiệu công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái và có còi phát tín hiệu ưu tiên.

Tín hiệu của xe cứu thương: Xe cứu thương có dấu chữ thập màu đỏ trên thành xe, đèn quay trên nóc xe phát sáng màu đỏ và có còi phát tín hiệu ưu tiên.

Xe cứu thương

Tín hiệu của xe hộ đê, xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai khẩn cấp:

+ Xe làm nhiệm vụ cứu hộ đê có biển “xe hộ đê” gắn ở kính phía trước của xe và có cờ hiệu hộ đê.

+ Xe đang làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai hoặc tình trạng khẩn cấp và xe cứu nạn giao thông : có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu vàng và có còi phát tín hiệu ưu tiên.

– Tín hiệu của xe cảnh sát dẫn đường:

+ Xe ô tô có đèn quay trên nóc xe phát sáng màu xanh – đỏ, cờ hiệu Công an cắm ở đầu xe phía bên trái người lái và có còi phát tín hiệu ưu tiên.

+ Xe mô tô có đèn phát sáng màu xanh hoặc đỏ gắn ở càng xe phía trước hoặc phía sau, cờ hiệu công an cắm ở phía trước đầu xe và có còi phát tín hiệu ưu tiên.

Xe cảnh sát

Xe ưu tiên chỉ được sử dụng tín hiệu của xe ưu tiên khi đi thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp. Các Bộ quản lý xe ưu tiên phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể về tiêu chuẩn còi, đèn của xe ưu tiên và có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng tín hiệu của xe ưu tiên thuộc ngành mình quản lý. Tất cả các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không thuộc loại xe ưu tiên sử dụng còi, cờ, đèn, biển hiệu của xe ưu tiên là hành vi vi phạm pháp luật.

 

Thiết kế hiện đại, màu sắc trẻ trung với dòng xe hơi Mercedes C200

Trở lại với thị trường xe hơi trong nước, sau những ngày đầu sôi động năm 2014 với thị trường mua bán xe hơi nhập khẩu. Hãng Mercedes Benz cũng đã lấy lại phong độ khi tung ra thị trường dòng xe Mercedes C200. Là dòng xe lắp ráp tại Công ty Mercedes Benz Việt Nam với nhiều gam màu sơn ngoại thất ấn tượng để khách hàng lựa chọn như: Đỏ 590 Fire Opal, trắng 650 Calcit, đen 197 Obsidian, xanh 359 Tanzanite, bạc 792 Palladium, nội thất có hai tông màu chính là da màu đen 201, xám 218. 

Mercedes C200 là mẫu sedan được ưu chuộng nhất hiện nay với thiết kế hiện đại, sắc màu trẻ trung, với công nghệ đột phá, giá cả hấp dẫn. Mercedes C200 CGI là đại diện mới của Mercedes-Benzdành cho giới trẻ thành đạt và những người có trái tim trẻ. Đó còn là niềm tự hào sở hữu một chiếc xe “xanh” rất tiết kiệm nhiên liệu và góp phần bảo vệ môi trường. Để tham khảo giá tốt nhất của C200, quý khách hàng có thể liên lạc trực tiếp với chúng tôi để được giá hấp dẫn. 

.

Sơ đồ khối của avômét digital

Sơ đồ khối của một avômet digital như hình 2.

Hình 2

Khối mạch vào có: bộ phân áp (như đo vôn) hoặc mạch phân dòng (khi đo ampe) hoặc bộ nguồn ổn định (khi đo ôm). Ta lựa chọn mạch đo bằng khoá chuyển mạch K1. Nếu cần đo điện áp xoay chiều ta chuyển khoá K2 về vị trí AC. Điện áp xoay chiều được nắn thành điện áp một chiều. Tại đầu ra của K2b ta lấy ra được các đại lượng điện áp hoặc dòng một chiều analog.

Tiếp theo, khối biến đổi analog – digital (A/D) là khối cơ bản trong AVO mét digital. Cách biến đổi điện áp analog cần đo thành mã số có thể thực hiện biến đổi điện áp thành tần số sau đó đếm các tần số bằng bộ đếm digital. Trong bộ biến đổi này, điện áp analog cần đo Ux đưa vào bộ dao động VCO (điều khiển được bằng điện áp). Tần số của VCO đưa ra có giá trị tỷ lệ thuận với điện áp vào. Ví dụ, VCO dùng vi mạch LM131 có thể tiếp nhận điện áp vào từ 0 đến 10V chuyển đổi ra tần số 10Hz đến 10KHz với độ phi tuyến là 0,03%.

Một số loại Vôn mét digital cũng thường dùng bộ biến đổi A/D kiểu tích phân 2 sườn dốc. Bộ tích phân dùng vi mạch có sườn nạp và phóng rất gần với đoạn thẳng. Sơ đồ khối của bộ biến đổi A/D tích phân 2 sườn như hình 3a.

Khi đo Ux, khoá K ở vị trí 1, điện áp Ux được lấy tích phân. Tới thời điểm T1, bộ đếm vừa khít chuyển sang trạng thái bị tràn, mạch tích phân ngừng nạp, điện áp ra bằng: U1=Ux.T1/RC trong đó RC là hằng số tích phân

Tại thời điểm này, khoá K được điều khiển chuyển sang làm việc với điện áp chuẩn -Vch (V chuẩn ngược dấu với U vào). Điện áp ra của mạch tích phân từ U1 trở về 0, thoả mãn điều kiện: U1=T2.(Uch/RC)

So sánh 2 kết quả trên ta được Ux=(T2/T1).Uch

Xung đồng hồ nhịp đưa vào bộ điều khiển và bộ đếm sẽ đếm được trong T1 có n1 xung nhịp và trong T2 có n2 xung nhịp, thì ta viết được: Ux = (n2/n1). Uch, ưu diểm nổi bật của phương pháp tích phân này là tần số nhịp và hằng số tích phân không hề ảnh hưởng tới kết quả đo, cho phép ta dùng các bộ tạo nhịp đơn giản.

Đầu ra của bộ đếm là dãy số nhị phân. Để dễ quan sát và đọc kết quả đo, cần phải chuyển đổi mã nhị phân thành dãy thập phân. Đó là nhiệm vụ của bộ giải mã.

Bộ hiển thị các AVO mét digital đều dùng tinh thể lỏng LCD 7 thanh. Do đó bộ giải mã 7 thanh như CD4511 có 4 lối vào, 7 lối ra như hình 4.

Số thập phân được hiển thị là tổ hợp của 7 thanh (xem hình 4b). Bộ giải mã này gọi là bộ giải mã BCD, hoạt động theo bảng trạng thái dưới đây. Trong bảng trạng thái, trị số 1 biểu thị thanh tinh thể lỏng hiện nét đen, còn trị số 0 ứng với thanh không hiện nét.

Mạch nguồn cung cấp cho một phần tử chỉ thị dùng tinh thể lỏng LCD như hình 4b. Đầu chung của phần tử này nối với +E qua R. Các điện cực riêng nối với các đầu ra điều khiển. Thí dụ đầu ra b=1, c=1, điện áp đặt vào bazơ của hai tranzito điều khiển thanh b và c đủ để hai thanh này trong suốt và nhìn thấy con số 1 màu đen.

Ưu điểm của bộ chỉ thị tinh thể lỏng kích thước bé, tiêu thụ công suất nhỏ cỡ mW, nét chữ số rõ ràng rất phù hợp với các đồng hồ vạn năng.

Với công nghệ tích hợp vi mạch LSI, các khối A/D, khối giải mã BCD chỉ đặt gọn trong một chip, điển hình như đồng hồ vạn năng digital DT=803B của công ty Kinh Đằng Uy (Trung Quốc) hiện đang có mặt tại thị trường dụng cụ đo điện ở nước ta. DT-803B chỉ là đồng hồ đo digital phổ thông với công năng:

– Đo điện áp một chiều đến 600V

– Đo điện áp xoay chiều (45~400Hz) đến 600V (hiệu dụng)

– Đo dòng điện một chiều từ 200A đến 10A

– Đo điện trở tới 2M

– Đo hệ số khuếch đại tĩnh hFE của tranzito

– Kiểm tra các điôt.

Màn hiển thị bằng LCD với 31/2 digit. Việc chọn trạng thái đo và thang đo thực hiện bằng một chuyển mạch.

 

 

 

PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN CỤM BÁNH XE

Xác định áp suất khí nén trong lốp là điều kiện cơ sơ để xác định tất cả các nhiệm vụ chẩn đoán tiếp sau thuộc các vấn đề xác định trạng thái kỹ thuật: giảm chấn, bộ phận đàn hồi, trong hệ thống treo, hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống truyền lực.

Áp suất khí trong lốp cũng liên quan nhiều đến các tính chất tổng quát chuyển động của ô tô, chẳng hạn như: tính năng động lực học, tính điều khiển, khả năng dẫn hướng, độ êm dịu, độ bền chung… của xe.

Giá trị áp suất chuẩn:

Giá trị áp suất chuẩn được quy định bởi nhà chế tạo, giá trị này là trị số tối ưu nhiều mặt trong khai thác, phù hợp với khả năng chịu tải và sự an toàn của lốp khi sử dụng, do vậy trước hết cần phải biết các giá trị tiêu chuẩn bằng các cách:

Áp suất ghi trên bề mặt lốp. Trong hệ thống đo lường có một số loại lốp ghi áp suất bằng đơn vị “psi” có thể chuyển đổi như sau:1psi ≈ 6,9Pa

Ví dụ: Trên bề mặt lốp ô tô con có ghi: MAX. PRESS 32 psi Nghĩa là: áp suất lớn nhất 32psi ≈ 0,22Mpa ≈ 2,2KG/cm2

Áp suất sử dụng thường cho trong các tài liệu kỹ thuật kèm theo xe.

Trên một số lốp ô tô con của Châu Âu không quy định phải ghi trên bề mặt lốp, các loại lốp này đã được quy định theo quy ước của số lớp mành tiêu chuẩn ghi trên bề mặt lốp. Với loại có 4,6,8 lớp mành tiêu chuẩn, tương ứng với mỗi loại áp suất khí nén lớn nhất trong lốp như sau:

4PR tương ứng pmax = 0,22MPa ≈ 2,2KG/cm2 6PR tương ứng pmax = 0,25MPa ≈ 2,5KG/cm2 8PR tương ứng pmax = 0,28MPa ≈ 2,8KG/cm2

Trên một số lốp ô tô con của Mỹ, áp suất lốp được suy ra theo quy định từ chế độ tải trọng của lốp. Phân loại tải trọng ghi bằng chữ: “LOAD RANGE”. So sánh giữa hai tiêu chuẩn của Mỹ và Châu Âu:

Load Range B: pmax = 0,22MPa tương ứng 4PR Load Range B: pmax = 0,25MPa tương ứng 6PR Load Range B: pmax = 0,28MPa tương ứng 8PR

Để thực hiện công việc kiểm tra áp suất khí nén ngày nay thường dùng các thiết bị đo áp suất khí nén.

Đối với người sử dụng xe có thể dùng loại đơn giản. Loại này có cấu trục: một đầu tỳ mở van khí nén của bánh xe, một cặp piston xi lanh có lò xo cân bằng, cần piston có ghi vạch mức áp suất tùy theo sự dịch chuyển của piston bên trong.

Đối với các trạm sửa chữa dùng giá đo có độ chính xác cao hơn.

Kiểm tra trạng thái hư hỏng bên ngoài

 

Các rạn nứt bên ngoài trong sử dụng do các nguyên nhân đột xuất gây nên như: va chạm mạnh trên nền cứng, lão hóa vật liệu khi chịu áp lực gia tăng đột biến, lốp sử dụng trong tình trạng thiếu áp suất…

Có thể nhận thấy các vết rạn nứt hình thành trên bề mặt khu vực có vân lốp và ở mặt bên của bề mặt lốp. Các rạn nứt trong sử dụng không cho phép, do vậy cần thường xuyên kiểm tra.

Đặc biệt cần quan sát kỹ các tổn thất có chiều sâu lớn, các vật nhọn cứng bằng kim loại cắm vào lốp trong khi bánh xe lăn, mà chưa gây thủng, cần sửa chữa hoặc thay thế ngay. Một số dạng hư hỏng trình bày trên hình 10.54.

 

 

 

 

Tư vấn mua xe sang cho gia đình

Mua xe sang cho gia đình ngoài yếu tố giá cả, bạn cần chú ý đến sự an toàn của chiếc xe, dưới đây là một số điều phải lưu ý.

Túi khí: Đây được xem như một trong những trang bị an toàn tiêu chuẩn trên các dòng xe hiện nay. Những túi khí này được thiết kế với cảm biến để nhận biết được mức độ va chạm để kích hoạt bung phồng. 

Túi khí hông: Túi khí hông được đặt để bảo vệ phần trong các va chạm từ phía bên hông. Chủ yếu chúng được trang bị cho người lái và hành khách phía trước do đây là nơi hấp thu phần lớn lực tác động. Túi khí rèm được đặt hai bên dọc theo chiều dài cabin nhằm bảo vệ phần đầu của người lái và hành khách khi có va chạm. Túi khí rèm còn có tác dụng bảo vệ trong trường hợp xe bị lộn nhào bằng cách giữ cho hành khách an toàn trong xe, không bị hất văng ra bên ngoài.

Xem xe ô tô sang trọng và an toàn cho gia đình của Mercedes-Benz Việt Nam tại đây.

.

Phương pháp sửa chữa trục khuỷu

Đối với trục khuỷu đúc bằng gang cầu, nếu trục bị cong quá 0,5 mm phải thay mới. Còn đối với các trục khuỷu rèn, có thể nắn thẳng trên máy ép sau khi đã đo và xác định hướng cong và độ cong của trục. Nếu nắn theo phương pháp thủ công, có thể thực hiện bằng cách dùng búa đánh theo hướng ngược chiều với chiều cong vào má khuỷu gần cổ giữa nhất để khắc phục biến dạng này. Sau mỗi lần đánh búa phải đưa trục lên kiểm tra và cứ làm như vậy cho đến khi nào kiểm tra thấy đạt yêu cầu thì thôi. đối với các trục bị cong nhiều thì sau khi nắn phải ủ trục ở nhiệt độ 180 – 200oC trong 5 – 6 giờ để tránh biến dạng đàn hồi trở lại trạng thái cong.

Doa lại bề mặt côn định tâm ở đầu và đuôi trục nếu bị nứt mẻ hoặc biến dạng lớn vì các lỗ này thường được sử dụng để định vị trục khuỷu trên máy gia công khi mài sửa chữa các cổ trục và cổ chốt. Việc sửa chữa này được thực hiện trên máy doa ngang. lệch tóm

Cổ trục (cổ chính) và cổ chốt (cổ biên) bị mòn được sửa chữa bằng cách mài tròn lại trên máy mài đến kích thước cốt sửa chữa gần nhất. Kích thước sửa chữa tiêu chuẩn của cổ trục và cổ chốt thường được quy định với mức giảm kích thước là 0,25 mm sau mỗi lần sửa chữa, số lần sửa chữa có thể từ 3 đến 4 lần. Lượng giảm kích thước tối đa thường không cho phép quá 1 mm so với kích thước đường kính nguyên thủy của trục. Nếu sửa chữa nhiều lần làm giảm kích thước cổ nhiều quá sẽ làm yếu trục và làm giảm độ chịu mòn của lớp bề mặt kim loại. Do đó, xác định kích thước sửa chữa phải căn cứ vào cổ trục và cổ chốt mòn nhiều nhất; còn đối với cổ chốt, đặc điểm mài mòn phụ thuộc vào cấu tạo đường dầu bôi trơn. Nếu độ cong của trục nằm trong giới hạn cho phép không cần nắn thẳng lại thì kích thước sửa chữa của cổ trục là kích thước tiêu chuẩn nhỏ hơn gần nhất với đường kính nhỏ nhất đo được của cổ giữa sau khi trừ đi hai lần độ cong của trục và trừ đi lượng dư gia công 0,03 mm.

Việc gia công trục khuỷu được thực hiện trên máy mài chuyên dùng cho mài trục khuỷu. Cổ chính được mài trước khi mài cổ biên, trục được định vị chính tâm như đối với các trường hợp mài trục trơn bình thường. Chuẩn định vị là hai lỗ tâm hoặc mặt lắp puli và vành lắp bánh đà. Còn đối với các trường hợp gia công các cổ biên cần phải cặp trục lên mâm cặp lệch tâm và định vị bằng phương pháp rà sao cho tâm các chốt khuỷu cần gia công trùng với tâm trục chính của máy mài, dùng đồng hồ so để kiểm tra.