Mối liên hệ giữa công nghiệp ô tô Việt Nam và thế giới

Mối liên hệ giữa toàn cầu hoá với nền công nghiệp ô tô ở Việt Nam

  1. Chính sách liên kết tạo ra một liên minh vững chắc.

Sự thật, các thành viên trong tổ chức đều mong muốn tạo lập xây dựng nên một liên minh vững chắc, trong đó các quốc gia cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau phát triển. Tính đến tháng 2 năm 2008,với 152 thành viên, WTO là tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra các quy tắc, luật lệ điều tiết quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Khối lượng giao dịch giữa các thành viên WTO hiện chiếm trên 98% giao dịch thương mại quốc tế.

Các nguyên tắc chính của WTO:

– Không phân biệt đối xử (một nước không được phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại của mình dành quy chế tối huệ quốc – MFN cho tất cả các thành viên WTO; không được phân biệt đối xử giữa các sản phẩm, dịch vụ và công dân của nước mình và nước ngoài – tất cả phải được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia – NT);

– Thúc đẩy thương mại tự do hơn (thông qua thương lượng loại bỏ các hàng rào cản thuế quan và phi thuế quan);

– Đảm bảo tính ổn định/tiên đoán được bằng các cam kết minh bạch hoá (các công ty, các nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài phải được đảm bảo rằng, các rào cản thương mại, kể cả thuế, các rào cản phi quan thuế và các biện pháp khác, không được nâng lên một cách độc đoán; ngày càng có nhiều mức thuế và cam kết mở cửa thị trường mang tính ràng buộc tại WTO).

– Thúc đẩy cạnh tranh công bằng (bằng cách loại bỏ các hoạt động mang tính “không công bằng” như trợ cấp sản xuất, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá nhằm tranh giành thị phần);

Cùng làm việc trong một tổ chức có nguyên tắc nhất quán, những điều luật thống nhất càng làm cho các thành viên của tổ chức gắn bó chặt chẽ.       

Ngày càng có nhiều hãng liên minh với nhau để sử dụng cùng một thiết bị cho nhiều mẫu xe. Một số ví dụ điển  hình như:

 Ít người biết rằng General Motors và Toyota có một cơ sở cho ra lò những chiếc Corolla song song với những chiếc Tacoma bởi cả hai hãng là đại kình địch trên thương trường.

Rồi GM  hợp tác với Chrysler để sản xuất xe đa dụng. Không ít người cho rằng đó là điều viển vông nhưng họ không biết một điều từ lâu, hai ông lớn này đã cho bên kia “mượn” khá nhiều thứ.

Ford và GM đã bắt tay nhau phát triển hệ truyền động 6 cấp. DaimlerChrysler, Hyundai và Mitsubishi thì cùng nhau thành lập một liên minh toàn cầu để sản xuất động cơ 4 xi-lanh tại Dundee, Scotland và vài nơi khác.

Bên cạnh những bộ phận hợp tác của các hãng có thể gọi là “thân thiết” với nhau, người ta còn chứng kiến cái bắt tay giữa hai kẻ thù không đội trời chung. Đó là liên minh lâu đời nhất thế giới, đóng tại Fremont, California, giữa General Motors và “khắc tinh” Toyota. Mang tên NUMMI (New United Motor Manufacturing Inc), bộ phận này đã tròn 23 tuổi và là nơi cho ra đời những chiếc Pontiac, Toyota Tacoma và Toyota Corolla.

Mazda và Ford hợp tác với nhau dưới tên gọi Auto Alliance, nơi sản xuất những chiếc Mustang huyền thoại và Mazda 6, dòng xe khá phổ biến ở Việt Nam. Thậm chí chẳng những cùng nhau phát triển, Chrysler còn lên kế hoạch sản xuất từ đầu đến cuối dòng xe đa dụng cho Volkswagen.

Những thương vụ bắt tay giữa các nhà sản xuất ngày càng nhiều hơn. Ngay sau khi Giám đốc điều hành DaimlerChrysler, Dieter Zetsche, ngỏ ý muốn “ly dị” Chrysler, hàng loạt tin đồn được tung ra nhằm vào khả năng hợp tác giữa hãng này với General Motors, Ford, Hyundai. Thậm chí, một vài công ty Trung Quốc cũng đánh tiếng “cầu hôn”.

Rick Wagoner, Giám đốc điều hành General Motors, cho rằng kết hợp với nhau là một trong những cách tốt nhất để xâm nhập một thị trường nào đó, hạ chi phí sản xuất, nghiên cứu. Ngoài ra, đa số liên minh có lợi cho tất cả các bên tham gia. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là quản lý. Các nhà sản xuất bắt buộc phải cắt cử người lãnh đạo, nhân công sang bộ phận “con chung”, khiến gánh nặng nhân sự sẽ ngày càng tăng lên, đặc biệt trong trường hợp liên minh đổ vỡ hay giải tán.

Có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong các mối quan hệ đó, nhất là khi các hãng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh kinh tế, hợp tác với nhau ở thời điểm này là xu hướng tất yếu và hầu hết các liên minh đều tốt đẹp

Sự liên minh liên kết của các hãng sản xuất ô tô trên thế giới ngày nay ngày càng có nhiều và ngày càng mạnh mẽ, việc này vừa có ích cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô lại vừa có ích cho người tiêu dùng trong việc tiêu dùng, lựa chọn sản phẩm.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp trên thế giới bắt tay nhau, liên minh với nhau để sử dụng cùng một thiết bị cho nghiều loại xe.

Những diễn biến thị trường như sáp nhập, chia tách, bán mua ngày nay đang tạo nên một trào lưu “lai tạp” sản phẩm giữa các hãng, nghĩa là động cơ của hãng này, hộp số của hãng kia và ngược lại. Trên thực tế, xu hướng này đang trở nên phổ biến bởi còn rất ít nhà sản xuất tự mày mò làm từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất để lắp ráp thành xe.

Theo đánh giá của các nhà phân tích, NUMMI là một trong những liên minh thành công nhất trong lịch sử công nghiệp ôtô, giữa hai hãng xe số một và số hai hành tinh. Thông qua NUMMI, General Motors học được cách tổ chức sản xuất của Toyota. Ngược lại, hãng xe Nhật Bản nhờ đó mà dễ dàng tìm hiểu thị hiếu và chinh phục người tiêu dùng Mỹ.

Để hướng tới tương lai, DaimlerChrysler và BMW dắt tay nhau vào phòng thí nghiệm nghiên cứu, phát triển hệ thống hybrid xăng-điện tiết kiệm nhiên liệu. Riêng với Ford, tập đoàn DaimlerChrysler lại đề nghị nghiên cứu hệ thống pin để chuẩn bị cho thế hệ xe chạy bằng pin nhiên liệu trong tương lai xa.

Chia sẻ công nghệ và chi phí nghiên cứu sẽ giúp cho các dòng xe ra đời được cải tiến hơn, mẫu mã đẹp hơn, giá cả sẽ rẻ hơn và điều này là hữu ích cho các hãng xe và cả người tiêu dùng.

            Việc liên kết, liên minh vững chắc, chia sẻ công nghệ và chi phí nghiên cứu đã làm cho thị trường được mở rộng, việc đi vào các thị trường mới là có cơ hội hơn; sự cạnh tranh trên thị trường  khốc liệt hơn đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải cải tiến công nghệ và mẫu mã để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Biên giới giữa các quốc gia lúc này là biên giới mềm, việc biên giới của quốc gia nào rộng bao nhiêu và đến đâu là do sự mở rộng thị trường của nghành kinh tế quốc gia đấy. Việc hãng ô tô nước này kết hợp với hãng ô tô nước khác và cho ra nhiều loại xe có mẫu mã và chất lượng tốt hơn là chuyện bình thường. Bằng chứng là có hàng loạt các công ty liên doanh ở nước ta từ năm 1991 tới nay và rất nhiều các loại ô tô nhập khẩu về nước ta, làm cho thị trường ô tô trong nước trở nên sôi động hơn rất nhiều.

 

Mang tới niềm vui cho khách hàng với sản phẩm, dịch vụ xe du lịch tốt nhất Chúng tôi Mercedes-benz.com.vn 27-2-2014 luôn tự hào vào điều những giá trị đó.