Lịch sử phát triển Logo của các thương hiệu xe hơi

Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao chiếc Audi ở phía trước bạn lại có biểu tượng hình bốn vòng tròn móc vào nhau? Hay bạn có biết rằng biểu tượng của chiếc Cadillac được tạo ra bởi chùm lông trang trí trên mũ của một nhà quý tộc mà sau này được chứng minh là một người không đúng như sự miêu tả ? hay chiếc xe Volkswagen là ý tưởng của Hitle ?

Chúng ta hãy nhìn vào những câu chuyện rất hấp dẫn đằng sau các biểu tượng của một số những thương hiệu xe hàng đầu thế giới.

Alfa Romeo

Thật ngạc nhiên, Alfa Romeo, nhà chế tạo ô tô và là niềm hãnh diện của nước Ý, đó là câu chuyện bắt bắt đầu từ Pháp. Năm 1910, một quý tộc Milan tên là Cavaliere Ugo Stella đã cộng tác vói một công ty ô tô của Pháp là Darracq để mua bán dây chuyền ở Ý . Khi đối tác thất bại, Stella đã chuyển công ty đi và đặt tên là Anonima Lombarda Fabbrica Automobili (A.L.F.A)

Biểu tượng đặc biệt của Alfa Romeo được tạo ra vào năm 1910 bởi một nhà thiết kế tên là Romano Cattaneo. Một hôm, trong lúc đang đợi chuyến tàu điện ở ga Piazza Castello ở Milan thì anh ta thấy chữ thập đỏ trên cờ Milan và phù hiệu của dòng họ quý tộc Visconti, có nét đặc trưng là một con rắn cỏ cùng với một người đàn ông ở trong miệng của nó, biểu tượng hoá “Những kẻ thù của Visconti mà con rắn luôn luôn sẵn sàng huỷ diệt” (Nguồn).

Năm 1916 khi một thương gia Neapolitan tên là Nicola Romeo đã mua công ty và đã thay đổi những nhà máy để sản xuất đạn dược, máy móc phục vụ thế chiến thứ nhất. Sau chiến tranh, công ty trở lại sản xuất ô tô và lấy tên cuối cùng của chủ nhân của nó để trở thành Alfa Romeo.

ASTON MARTIN

Vào năm 1913, Lionel Martin và Robert Bamford đã thành lập một công ty mà sau này trở thành Aston Martin. Lúc đó, Martin & Bamford là công ty chuyên sản xuất xe đua Singers, nhưng cặp đôi này muốn tạo nên một kiểu mẫu tinh tế hơn cho riêng họ. Họ đã đặt tên cho chiếc xe đầu tiên của họ là Aston Martin sau khi Lionel Martin và Aston Clinton trèo lên đường đua nơi mà chiếc Singgers của họ trước đó đã giành chiến thắng.

Chúng ta không thể nói về Aston Martin mà không đề cập đến Jame Bond. Vào năm 1959, Ian Fleming đã đặt siêu điệp viên của mình vào Jame Bond vào một chiêc Aston Martin DB Mark III… Khi nó đuợc làm thành phim năm 1964, Bond đã lái một chiếc mới nhất , chiếc Aston martin DB5 màu bạc bóng loáng (có thêm súng máy, ghế thoát hiểm, và số đĩa xoay tròn)

Thật thú vị là chính Ian Fleming lại không lái chiếc Aston Martin. Ông ta lại thích lái chiếc Studebaker Avanti sản xuất năm 1963 hơn !

 

 

Các giai đoạn phát triển của công nghiệp ô tô Việt Nam

Các giai đoạn phát triển của công nghiệp ô tô Việt Nam

            Nền công nghiệp sản xuất ô tô của việt nam đã chính thức được hình thành và phát triển từ đầu những năm năm mươi của thế kỷ 20.

            Trong thời kỳ từ năm 1952-1996 là sự xuất hiện của các công ty sản xuất ô tô của Việt nam được xắp xếp theo mô hình kinh tế tập trung, bao cấp. Các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất và lắp ráp các xe xã hội chủ nghĩa như của Liên xô.

            Từ năm 1996 đến nay, khi mà một loạt các liên doanh sản xuất ô tô ra đời thì nền công nghiệp chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất vẫn chỉ dừng lại ở mức độ gia công lắp ráp chứ chưa thực sự hình thành một nền công nghiệp sản xuất ô tô chính quy hiện đại theo đúng nghĩa của nó.

 

Mối liên hệ giữa công nghiệp ô tô Việt Nam và thế giới

Mối liên hệ giữa toàn cầu hoá với nền công nghiệp ô tô ở Việt Nam

  1. Chính sách liên kết tạo ra một liên minh vững chắc.

Sự thật, các thành viên trong tổ chức đều mong muốn tạo lập xây dựng nên một liên minh vững chắc, trong đó các quốc gia cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau phát triển. Tính đến tháng 2 năm 2008,với 152 thành viên, WTO là tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra các quy tắc, luật lệ điều tiết quan hệ thương mại giữa các quốc gia. Khối lượng giao dịch giữa các thành viên WTO hiện chiếm trên 98% giao dịch thương mại quốc tế.

Các nguyên tắc chính của WTO:

– Không phân biệt đối xử (một nước không được phân biệt đối xử giữa các đối tác thương mại của mình dành quy chế tối huệ quốc – MFN cho tất cả các thành viên WTO; không được phân biệt đối xử giữa các sản phẩm, dịch vụ và công dân của nước mình và nước ngoài – tất cả phải được hưởng chế độ đãi ngộ quốc gia – NT);

– Thúc đẩy thương mại tự do hơn (thông qua thương lượng loại bỏ các hàng rào cản thuế quan và phi thuế quan);

– Đảm bảo tính ổn định/tiên đoán được bằng các cam kết minh bạch hoá (các công ty, các nhà đầu tư và chính phủ nước ngoài phải được đảm bảo rằng, các rào cản thương mại, kể cả thuế, các rào cản phi quan thuế và các biện pháp khác, không được nâng lên một cách độc đoán; ngày càng có nhiều mức thuế và cam kết mở cửa thị trường mang tính ràng buộc tại WTO).

– Thúc đẩy cạnh tranh công bằng (bằng cách loại bỏ các hoạt động mang tính “không công bằng” như trợ cấp sản xuất, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá nhằm tranh giành thị phần);

Cùng làm việc trong một tổ chức có nguyên tắc nhất quán, những điều luật thống nhất càng làm cho các thành viên của tổ chức gắn bó chặt chẽ.       

Ngày càng có nhiều hãng liên minh với nhau để sử dụng cùng một thiết bị cho nhiều mẫu xe. Một số ví dụ điển  hình như:

 Ít người biết rằng General Motors và Toyota có một cơ sở cho ra lò những chiếc Corolla song song với những chiếc Tacoma bởi cả hai hãng là đại kình địch trên thương trường.

Rồi GM  hợp tác với Chrysler để sản xuất xe đa dụng. Không ít người cho rằng đó là điều viển vông nhưng họ không biết một điều từ lâu, hai ông lớn này đã cho bên kia “mượn” khá nhiều thứ.

Ford và GM đã bắt tay nhau phát triển hệ truyền động 6 cấp. DaimlerChrysler, Hyundai và Mitsubishi thì cùng nhau thành lập một liên minh toàn cầu để sản xuất động cơ 4 xi-lanh tại Dundee, Scotland và vài nơi khác.

Bên cạnh những bộ phận hợp tác của các hãng có thể gọi là “thân thiết” với nhau, người ta còn chứng kiến cái bắt tay giữa hai kẻ thù không đội trời chung. Đó là liên minh lâu đời nhất thế giới, đóng tại Fremont, California, giữa General Motors và “khắc tinh” Toyota. Mang tên NUMMI (New United Motor Manufacturing Inc), bộ phận này đã tròn 23 tuổi và là nơi cho ra đời những chiếc Pontiac, Toyota Tacoma và Toyota Corolla.

Mazda và Ford hợp tác với nhau dưới tên gọi Auto Alliance, nơi sản xuất những chiếc Mustang huyền thoại và Mazda 6, dòng xe khá phổ biến ở Việt Nam. Thậm chí chẳng những cùng nhau phát triển, Chrysler còn lên kế hoạch sản xuất từ đầu đến cuối dòng xe đa dụng cho Volkswagen.

Những thương vụ bắt tay giữa các nhà sản xuất ngày càng nhiều hơn. Ngay sau khi Giám đốc điều hành DaimlerChrysler, Dieter Zetsche, ngỏ ý muốn “ly dị” Chrysler, hàng loạt tin đồn được tung ra nhằm vào khả năng hợp tác giữa hãng này với General Motors, Ford, Hyundai. Thậm chí, một vài công ty Trung Quốc cũng đánh tiếng “cầu hôn”.

Rick Wagoner, Giám đốc điều hành General Motors, cho rằng kết hợp với nhau là một trong những cách tốt nhất để xâm nhập một thị trường nào đó, hạ chi phí sản xuất, nghiên cứu. Ngoài ra, đa số liên minh có lợi cho tất cả các bên tham gia. Tuy nhiên, vấn đề lớn nhất là quản lý. Các nhà sản xuất bắt buộc phải cắt cử người lãnh đạo, nhân công sang bộ phận “con chung”, khiến gánh nặng nhân sự sẽ ngày càng tăng lên, đặc biệt trong trường hợp liên minh đổ vỡ hay giải tán.

Có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn trong các mối quan hệ đó, nhất là khi các hãng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên, xét trên khía cạnh kinh tế, hợp tác với nhau ở thời điểm này là xu hướng tất yếu và hầu hết các liên minh đều tốt đẹp

Sự liên minh liên kết của các hãng sản xuất ô tô trên thế giới ngày nay ngày càng có nhiều và ngày càng mạnh mẽ, việc này vừa có ích cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô lại vừa có ích cho người tiêu dùng trong việc tiêu dùng, lựa chọn sản phẩm.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp trên thế giới bắt tay nhau, liên minh với nhau để sử dụng cùng một thiết bị cho nghiều loại xe.

Những diễn biến thị trường như sáp nhập, chia tách, bán mua ngày nay đang tạo nên một trào lưu “lai tạp” sản phẩm giữa các hãng, nghĩa là động cơ của hãng này, hộp số của hãng kia và ngược lại. Trên thực tế, xu hướng này đang trở nên phổ biến bởi còn rất ít nhà sản xuất tự mày mò làm từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất để lắp ráp thành xe.

Theo đánh giá của các nhà phân tích, NUMMI là một trong những liên minh thành công nhất trong lịch sử công nghiệp ôtô, giữa hai hãng xe số một và số hai hành tinh. Thông qua NUMMI, General Motors học được cách tổ chức sản xuất của Toyota. Ngược lại, hãng xe Nhật Bản nhờ đó mà dễ dàng tìm hiểu thị hiếu và chinh phục người tiêu dùng Mỹ.

Để hướng tới tương lai, DaimlerChrysler và BMW dắt tay nhau vào phòng thí nghiệm nghiên cứu, phát triển hệ thống hybrid xăng-điện tiết kiệm nhiên liệu. Riêng với Ford, tập đoàn DaimlerChrysler lại đề nghị nghiên cứu hệ thống pin để chuẩn bị cho thế hệ xe chạy bằng pin nhiên liệu trong tương lai xa.

Chia sẻ công nghệ và chi phí nghiên cứu sẽ giúp cho các dòng xe ra đời được cải tiến hơn, mẫu mã đẹp hơn, giá cả sẽ rẻ hơn và điều này là hữu ích cho các hãng xe và cả người tiêu dùng.

            Việc liên kết, liên minh vững chắc, chia sẻ công nghệ và chi phí nghiên cứu đã làm cho thị trường được mở rộng, việc đi vào các thị trường mới là có cơ hội hơn; sự cạnh tranh trên thị trường  khốc liệt hơn đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải cải tiến công nghệ và mẫu mã để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Biên giới giữa các quốc gia lúc này là biên giới mềm, việc biên giới của quốc gia nào rộng bao nhiêu và đến đâu là do sự mở rộng thị trường của nghành kinh tế quốc gia đấy. Việc hãng ô tô nước này kết hợp với hãng ô tô nước khác và cho ra nhiều loại xe có mẫu mã và chất lượng tốt hơn là chuyện bình thường. Bằng chứng là có hàng loạt các công ty liên doanh ở nước ta từ năm 1991 tới nay và rất nhiều các loại ô tô nhập khẩu về nước ta, làm cho thị trường ô tô trong nước trở nên sôi động hơn rất nhiều.

 

Mang tới niềm vui cho khách hàng với sản phẩm, dịch vụ xe du lịch tốt nhất Chúng tôi Mercedes-benz.com.vn 27-2-2014 luôn tự hào vào điều những giá trị đó.

Nâng cao sức cạnh tranh cho ô tô Việt Nam

Các biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ô tô Việt Nam

*      Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

Để nâng cao tỷ lệ nội địa hoá, các liên doanh sản xuất ô tô Việt Nam cần kêu gọi thêm các nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Tốt hơn hết, mỗi liên doanh nên liên kết với một hoặc một vài nhà sản xuất linh kiện phụ  tùng ô tô nước ngoài. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng xe hơi có vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp ô tô.

Trong các nhà máy sản xuất của các công ty, cần nhanh chóng đầu tư thêm dây chuyền dập vì đây là khâu cơ bản trong sản xuất và lắp ráp ô tô, giúp nhanh chóng nâng cao tỷ lệ nội địa hoá.

*      Nâng cao tỷ lệ vốn góp của phía Việt Nam trong các liên doanh

Thông thường, trong các liên doanh, phía đối tác Việt Nam chỉ góp 30% vốn bằng quyền sử dụng đất, 70% còn lại là vốn của phía nước ngoài. Vốn góp của phía Việt Nam thấp cho nên quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp liên doanh tập trung cả vào phía đối tác nước ngoài. Điều này thực tế làm cho vai trò phía đối tác Việt Nam trong liên doanh không có ảnh hưởng lớn. Tác động thúc đẩy theo hướng có lợi cho công nghiệp Việt Nam rất ít, do đó, ảnh hưởng của đầu tư nước ngoài đối với công nghiệp ô tô mờ nhạt

*      Đầu tư chiều sâu vào công nghệ, đón bắt kỹ thuật tiên tiến

Hiện nay, các liên doanh sản xuất ô tô trong nước đang trong tình thế phải rút ngắn giai đoạn, tránh nguy cơ tụt hậu, vì vậy rất cần có sự bảo hộ, đầu tư mạnh của Nhà nước trên cơ sở những mục tiêu sản phẩm, dự án đầu tư đã được xác định. Các liên doanh cũng cần phải có một chính sách và kế hoạch nêu rõ tiến độ và mục tiêu thực hiện đầu tư cho công nghệ. Trước hết, các liên doanh phải tạo được nguồn vốn để phát triển khoa học công nghệ bằng các giải pháp:

– Trích 2-5% doanh số bán ra cho nghiên cứu khoa học công nghệ, đổi mới sản phẩm, chi phí này tính trong giá thành sản phẩm.

– Hình thành các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ bao gồm tài liệu thiết kế, tư vấn các bí quyết về công nghệ. Kết hợp hợp lý quá trình nghiên cứu và sản xuất đảm bảo mỗi năm có 3-5 sản phẩm mới đưa ra thị trường.

– Ưu tiên nguồn viện trợ của nước ngoài cho phát triển khoa học công nghệ sản xuất cơ khí giao thông.

– Xây dựng chương trình hỗ trợ sản xuất sản phẩm tiêu thụ hàng năm.

Được đầu tư kịp thời, cùng với các chính sách bảo hộ có thời hạn hợp lý, chắc chắn các doanh nghiệp ô tô Việt Nam sẽ đủ tiềm lực để vươn lên cạnh tranh, để tới khi hội nhập hoàn toàn vào khu vực, sản phẩm ô tô của Việt Nam sẽ có đủ năng lực cạnh tranh quốc tế và có khả năng xuất khẩu.

            *       Đào tạo nguồn nhân lực, kiện toàn tổ chức

Các liên doanh có thể tham khảo chính sách khuyến khích sinh viên như: trao quà tặng, cấp học bổng…Trước mắt đây là một khoản đầu tư không nhỏ nhưng lại có lợi về lâu dài. Khi các sinh viên này ra trường có thể về làm cho các công ty và đây cũng chính là yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của các liên doanh trong tương lai.

Đối với các cán bộ đang tại chức, các liên doanh cần tiếp tục mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản trị kinh doanh, pháp luật, ngoại ngữ…, rà soát lại cán bộ trong các liên doanh hiện có, thay thế những người quá kém, đặc biệt là kém phẩm chất, đồng thời ban hành chế độ quản lý cán bộ, giúp cán bộ làm tốt công tác trong xí nghiệp.

Khuyến khích đội ngũ công nhân viên có tay nghề cao, thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề nâng bậc cho nhân viên, tạo ra động lực cho họ phấn đấu.

Về kiện toàn tổ chức, đây là vấn đề khá quan trọng, quyết định đến hiệu quả kinh tế, thể hiện trình độ quản lí tiên tiến của mỗi công ty. Mỗi phòng ban, phân xưởng phải được quy định rõ ràng về công việc, trách nhiệm để đảm bảo gọn nhẹ, dễ quản lí, tránh sự chồng chéo.

*      Chú trọng đến việc bảo vệ môi trường

Ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề toàn cầu làm đau đầu các vị lãnh đạo của các quốc gia, vì vậy việc sử dụng các thiết bị hạn chế ô nhiễm là vấn đề cần thiết.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tình hình hoạt động của một số công ty Việt Nam trong quá trình hội nhập

 

        Theo ý kiến chung của các nhà quản lý, nghiên cứu, doanh nghiệp sản xuất, phân phối ô tô và công nghiệp phụ trợ thì Việt Nam chưa có nghành công nghiệp ô tô theo nghĩa đủ.

        + Ngành công nghiệp ô tô hình thành từ đầu thập kỷ trước, với 11 liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Cho tới năm 2000, Chính phủ cho phép nhà đầu tư trong nước được thành lập doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp dòng xe bus, xe thông dụng. Hiện, hơn 40 doanh nghiệp lắp ráp được khoảng 8 vạn xe/năm, làm giảm nhập khẩu, tiết kiệm nhiều tỉ USD, giải quyết việc làm cho hàng chục vạn lao động trong nghành này và các nghành công nghiệp phụ trợ; dự kiến năm 2010 có thể đạt sản lượng 10 vạn xe/ năm. Viện chiến lược chính sách công nghiệp dự báo, năm 2010, Việt Nam sẽ có khoảng hơn 1,2 triệu, năm 2020 sẽ có hơn 3 triệu ô tô hoạt động. Nhu cầu vận tải bộ chiếm nhu cầu ngày càng lớn, cộng với đòi hỏi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế đang đòi hỏi nghành công nghiệp ô tô và những nghành liên quan cần phải đổi mới nhanh, nhiều hơn nữa.

        + Theo Tổng thư ký hội kỹ sư ô tô Việt Nam Dư Quốc Thịnh, nghành công nghiệp ô tô nước nhà đang còn manh mún, chủ yếu là lắp ráp. Các bộ phận quan trọng nhất của ô tô (động cơ, hộp truyền động…) chúng ta chưa làm được. Hô hào nội địa hóa từng đấy năm, đến nay chúng ta mới chỉ sản xuất được một phần rất nhỏ giá trị xe.

        + Công nghiệp ô tô đòi hỏi nguyên liệu từ nhiều nghành (gang, thép, cao su, nhựa, hóa chất, điện tử…), phát triển công nghiệp ô tô đương nhiên đẩy hàng chục nghành khác phát triển. Để hình thành một chiếc ô tô cần 2-3 vạn chi tiết, nhưng thực tế công nghiệp phụ trợ của ta: các doanh nghiệp đầu tư còn chắp vá, quy mô sản xuất nhỏ, sản phẩm chủ yếu là linh kiện giản đơn, công kềnh, ít bí quyết công nghệ, có giá trị thấp trong cơ cấu nội địa hóa; công nghiệp lạc hậu, hầu như chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI. Công nghiệp phụ trợ ô tô cần hàng nghìn nhà cung cấp linh kiện (như Đài Loan hơn 2.000), trong đó nhiều nhất là các nhà cung cấp nguyên vật liệu, tiếp đó là các nhà cung cấp linh kiện, cuối cùng là lắp ráp. Để tránh khỏi lắp ráp giản đơn, một doanh nghiệp ô tô cần ít nhất 20 nhà cung cấp nhiều loại linh kiện; nhưng đến nay chưa doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nào tại Việt Nam có được 20 nhà cung cấp trong nước. Hãng ô tô hiện đại đòi hỏi rất cao về nguồn nguyên liệu, loại sản phẩm, dịch vụ, năng lực sản xuất; còn chúng ta năng lực sản xuất thấp, quản lý yếu, năng lực tài chính hạn chế, kế hoạch và điều độ sản xuất chưa tốt.

        Cho đến nay, cả nước có khoảng 200 doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô và con số này sẽ không dừng ở đó vì ngày càng thêm nhiều doanh nghiệp “xếp hàng” xin được tham gia sản xuất ô tô theo công nghệ Trung Quốc, giá rẻ.

Đây chính là những báo cáo, số liệu cụ thể nhất cho thấy tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp ô tô Việt Nam trong quá trình hội nhập. Sự phát triển của các doanh nghiệp ô tô Việt Nam tiến lên theo xu hướng phát triển chung của nền công nghiệp ô tô thế giới tuy nhiên sự sụt giảm của các doanh nghiệp ô tô trong nước cũng chịu sự ảnh hưởng của sự sụt giảm thị trường ô tô thế giới.

 

Lịch sử hình thành nền công nghiệp ô tô trên thế giới

Lịch sử hình thành ngành công nghiệp ô tô trên thế giới

Để có được một ngành công nghiệp ô tô phát triển rực rỡ như ngày hôm nay, ngành công nghiệp này đã trải qua một thời gian dài phôi thai mà những nền tảng đầu tiên chính là phát minh ra các loại động cơ. Năm 1887, nhà bác học người Đức Nicolai Oto chế tạo thành công động cơ 4 kỳ và lắp ráp thành công chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới.

Theo lịch sử ngành công nghiệp ô tô thế giới, năm đầu tiên của thế kỷ 20-năm 1901, trên toàn thế giới đã có hàng trăm nhà máy sản xuất ô tô xe máy.

Tuy nhiên, mốc thời gian đánh dấu sự ra đời chính thức của ngành công nghiệp ô tô phải kể đến năm 1910 khi ông Henry Ford-Người sáng lập ra tập đoàn Ford Motor nổi tiếng, bắt đầu tổ chức sản xuất ô tô hàng loạt trên qui mô lớn.

Vào những năm 1930 của thế kỷ 20, trước chiến tranh thế giới thứ 2, ô tô đã có được những tính năng kỹ thuật cơ bản. Cùng với những thành tựu khoa học kỹ thuật thời đó, công nghiệp ô tô thế giới đã thực sự trở thành một ngành sản xuất đầy sức mạnh với 3 trung tâm sản xuất chính Bắc Mỹ, Tây Âu (từ trước chiến tranh thế giới thứ I) và Nhật Bản (trước chiến tranh thế giới thứ II). Hầu hết các hãng sản xuất có tên tuổi trên thế giới như Ford, General Motor, Toyota, Mercedes-Benz… đều ra đời trước hoặc trong thời kỳ này.

Sau chiến tranh thế giới thứ II, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại bùng nổ, ô tô và công nghiệp ô tô cũng có những bước tiến vượt bậc. Những thành tựu khoa học kỹ thuật được áp dụng như vật liệu mới, kỹ thuật điện tử, điều khiển học,…. đã làm thay đổi cơ bản,  bản thân ô tô và công nghiệp ô tô cả về mặt kỹ thuật, khoa học công nghệ cũng như về quy mô kinh tế xã hội.

Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của ô tô và ngành sản xuất ô tô thế giới, có thể hoàn toàn đồng ý với ý kiến cho rằng thế kỷ 20 là thế kỷ của ô tô. Quá trình phát triển của ngành công nghiệp ô tô trên thế giới có thể chia làm 3 giai đoạn:

+ Trước năm 1945: Nền công nghiệp ô tô của thế giới chủ yếu tập trung tại Mỹ, sản lượng công nghiệp ô tô ở Tây Âu và Nhật Bản rất thấp.

+ Giai đoạn 1945-1960: Sản lượng công nghiệp ô tô của Nhật Bản và Tây Âu tăng mạnh song còn nhỏ bé so với Mỹ.

+ Giai đoạn từ 1960 trở lại đây: Nền công nghiệp sản xuất ô tô xe máy Nhật đã vươn lên mạnh mẽ và đã chiếm vị trí thứ nhất trong ngành công nghiệp to lớn này. Nhật đã trở thành đối thủ số một của Mỹ và Tây Âu trong ngành công nghiệp ô tô. Sản lượng ô tô trên thế giới, từ năm 1960 đến nay, gần như ổn định và tập trung vào 3 trung tâm công nghiệp lớn là Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu

Tóm lại, trong quá trình phát triển kinh tế, mỗi quốc gia khu vực đều sớm nhận thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô và cố gắng xây dựng ngành công nghiệp này ngay khi có thể. Nhưng không vì thế mà ngành công nghiệp ô tô thế giới trở nên manh mún, nhỏ lẻ mà chính các tập đoàn ô tô khổng lồ hoạt động xuyên quốc gia như một sợi dây xâu chuỗi liên kết có vai trò quyết định trong việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp ô tô các quốc gia nói riêng và ngành công nghiệp ô tô thế giới nói chung. Vậy nên ngành công nghiệp ô tô thế giới hình thành, lớn mạnh và phát triển gắn liền với sự ra đời, liên kết, hợp tác, sáp nhập và lớn mạnh không ngừng của các tập đoàn ô tô khổng lồ hoạt động ở khắp các quốc gia, châu lục.

 

món ăn tiệc cưới Uy tín nhất – Chuyên nghiệp nhất – Giá rẻ nhất.

Các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp ô tô

– Tạo điều kiện cho các cán bộ chủ chốt tham gia vào các liên doanh, thậm chí đi đào tạo nước ngoài để nắm bắt, học tập và cập nhật các công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

– Cùng với sự hỗ trợ về vốn đầu tư của Nhà nước, mua lại các doanh nghiệp, các nhà máy liên doanh hoặc nước ngoài nhằm giảm bớt những đầu tư ban đầu, tận dụng các dây chuyền công nghệ sẵn có, cải tạo theo hướng phù hợp với việc sản xuất các loại xe phù hợp với thị trường, địa hình, khí hậu Việt Nam mà các liên doanh hầu như chưa sản xuất vì các doanh nghiệp này không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp liên doanh có sự đầu tư về công nghệ từ chính hãng nước ngoài và càng không nên cạnh tranh về các dòng xe sang trọng cao cấp của các liên doanh khi trình độ của mình còn hạn chế.

– Các doanh nghiệp Việt Nam, các Tổng công ty nên liên kết sáp nhập, xây dựng và phát triển thành một tập đoàn sản xuất để tạo sức mạnh tổng hợp cũng như cho phép tận dụng các thế mạnh của nhau nhằm cho ra các sản phẩm, các dòng xe mang đặc thù của Việt Nam.

 

http://www.mercedes-benz.com.vn/content/vietnam/mpc/mpc_vietnam_website/vi/home_mpc/passengercars/home/new_cars/models/c-class/_w204/facts_/design.html Hãy đến và chọn cho mình những dịch vụ xe du lịch tốt nhất.

Lịch sử hình thành và phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Lịch sử hình thành và phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

 

Hoà nhịp cùng sự phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cũng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong quá trình hình thành và phát triển. Quá trình đó có thể chia thành các thời kỳ sau:

* Thời kì trước năm 1975

Trước năm 1954 xe ô tô sử dụng ở Việt Nam hoàn toàn là xe của nước ngoài mang từ Pháp sang với các mác xe nổi tiếng như Renault, Peugoet, Citroen…Phụ tùng được nhập 100% từ Pháp, ta chỉ làm những chi tiết đơn giản như bulông, êcu…phục vụ cho sửa chữa xe. Các hãng của Pháp thành lập các gara vừa trưng bày bán xe, vừa tiến hành dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa. Tuy nhiên, số lượng xe ô tô sử dụng ở Việt Nam trong thời kì này rất ít ỏi.

Đến năm 1950, ta mở chiến dịch biên giới, khai thông biên giới Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Ta đã được các nước bạn viện trợ một số xe ca GAT51 dùng để vận chuyển người và quân khí . Lúc này các xưởng quân giới sản xuất và sửa chữa vũ khí kiêm luôn việc bảo dưỡng và sữa chữa xe.

Sau ngày giải phóng, Bộ công nghiệp nặng thành lập các nhà máy sản xuất phụ tùng 1, 2, 3 để sản xuất các chi tiết như động cơ, hộp số, gầm xe. Bộ giao thông vận tải giao cho cục cơ khí trực thuộc thành lập mạng lưới sửa chữa xe và sản xuất phụ tùng khắp các tỉnh từ Lạng Sơn, Hà Nội đến Nghệ An, Quảng Bình. Một thời gian sau, Cục cơ khí Bộ giao thông vận tải thành lập nhà máy ô tô 1-5 và nhà máy Ngô Gia Tự sản xuất phụ tùng máy gầm. Các bộ khác như Bộ Quốc phòng, Bộ Cơ khí luyện kim cũng xây dung riêng cho mình một nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô.

*Thời kì từ năm 1975 đến năm 1991

            Thời kì này, tính chất kế hoạch hóa mất dần tác dụng, sự bao cấp đầu vào, đầu ra cho các nhà máy ô tô không còn được như trước, nhu cầu về phụ tùng cũng hạn chế, thêm vào đó thiết bị kĩ thuật, máy móc lỗi thời, lạc hậu đã không đảm bảo chất lượng sản phẩm. ở Miền Bắc, các nhà máy của chúng ta xuống cấp nghiêm trọng, đứng trước nguy cơ phải đóng cửa và một số nhà máy như cơ khí Ngô Gia Tự 3-2, niềm tự hào của chúng ta trước kia, đã phải cho một bộ phận công nhân nghỉ không ăn lương. ở miền Nam, chúng ta không có nhà máy sản xuất phụ tùng ô tô, chỉ có các xưởng sửa chữa và bán phụ tùng xe ngoại nhập.

            Từ năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên cơ sở hợp tác cùng có lợi. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã nhìn thấy những điểm yếu về vốn, về công nghệ, về con người, của ngành trong khi nền kinh tế của chúng ta cần nhiều chủng loại xe để phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

 Để phát triển ngành công nghiệp ô tô, chúng ta cần có nguồn vốn lớn, trang thiết bị, công nghệ hiện đại, có đội ngũ cán bộ đủ năng lực và trình độ để có thể sử dụng tốt hệ thống trang thiết bị đó. Song tại thời điểm này, việc chúng ta tự đầu tư toàn bộ trang thiết bị, công nghệ hoàn chỉnh để sản xuất xe là điều không thể.

            Chúng ta đã đi theo một hướng khác. Song song với việc kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam, chúng ta đã ban hành một loạt các chính sách về ưu đãi đầu tư. Điều này đã làm thị trường ô tô trong nước sôi động hơn, nhiều nhà đầu tư đã đến Việt Nam để tìm hiêu thị trường, nghiên cứu các hướng đầu tư có lợi nhất. Tuy nhiên do thời kì này ta còn bị Mỹ cấm vận về kinh tế nên các hãng sản xuất xe hơi lớn của Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu còn dè dặt trong việc quyết định có đầu tư tại Việt Nam hay không. Họ thường đầu tư gián tiếp thông qua một công ty châu Á nào đó. Mặc dầu vậy, đây cũng là những tiền đề quan trọng cho việc thành lập các liên doanh lắp ráp ô tô tại Việt Nam thời gian sau đó.

            *Thời kỳ từ năm 1991 đến nay

            Phải nói rằng ngành công nghiệp ô tô Việt Nam thực sự hình thành và phát triển kể từ sau năm 1991 gắn liền với sự ra đời rầm rộ của các liên doanh của hầu hết các hãng xe nổi tiếng trên thế giới như Ford, Toyota, Mercedes-Benz….Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất lắp ráp ô tô Việt Nam (VAMA), hiện nay trên cả nước đã có 11 liên doanh sản xuất lắp ráp ô tô với tổng số vốn đầu tư là 543,429 triệu đô la, các liên doanh ô tô có tổng sản lượng đạt 148.900 chiếc xe/năm, giải quyết công ăn việc làm cho hơn 3000 lao động.

Như vậy, các liên doanh có vai trò cực kỳ quan trọng trong bước đầu tạo dựng nên ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trong khi vai trò của các doanh nghiệp ô tô trong nước của Việt Nam là hết sức mờ nhạt.

Có thể nói, sự ra đời của 11 liên doanh trên đã cho thấy thị trường xe hơi Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng và các nhà đầu tư nước ngoài đã rất chú trọng đến thị trường này.

Như vậy, lịch sử hình thành ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã cho thấy sau bao năm chúng ta dò dẫm con đường phát triển ngành giờ đây con đường đó đã hiện rõ hơn và hứa hẹn một triển vọng sáng lạng trong một tương lai không xa. 

 

Mục tiêu trước mắt của các doanh nghiệp ô tô

Mục tiêu trước mắt của các doanh nghiệp ô tô

Để xây dựng được một ngành công nghiệp ô tô hoàn chỉnh, Anh và Mỹ đã phải mất 70 – 80 năm; Nhật Bản, Hàn Quốc mất 30 – 40 năm. Điều dễ nhận thấy trong việc phát triển công nghiệp ô tô của các nước trên thế giới là các nước đi sau bao giờ cũng tốn ít thời gian hơn các nước đi trước bởi đã có sự tiếp thu kinh nghiệm, công nghệ sản xuất song song với quá trình đi tắt, đón đầu kỹ thuật tiên tiến hiện đại. Đây là điều mà các chuyên gia kinh tế Việt Nam cần hết sức quan tâm trong việc nghiên cứu, xây dựng và phát triển ngành công nghiệp ô tô nước nhà, trong đó công việc quan trọng và cần thiết nhất là tìm hiểu quá trình phát triển công nghiệp ô tô của các nước trên thế giới để rút ra kinh nghiệm và xây dựng cho ngành công nghiệp ô tô Việt Nam con đường phát triển tối ưu.

Theo ông Ngô Văn Trụ, phó vụ trưởng vụ công nghiệp nặng bộ  công thương và ông Hirozuky Nakamura – trưởng phòng đại diện tại châu Á Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản (ZAMA) thì ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có tiềm năng rất lớn tuy nhiên còn quá nhỏ, chưa đủ để cạnh tranh được với 4 nước Asian khác – đang cố gắng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Vì vậy mục tiêu, chiến lược trước mắt của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là tập trung nguồn lực vào sản xuất một dòng sản phẩm chiến lược.

Để phát triển nghành công nghiệp ô tô và sản xuất ô tô có tính cạnh tranh thì: thứ nhất là việc mở rộng thị trường ô tô và thứ hai là xúc tiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Chính phủ nên có các chính sách khuyến khích phát triển ô tô, tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp và nghiên cứu mức thuế hợp lý để đạt được tính cạnh tranh cao hơn.

Trong cuộc hội thảo do Bộ công thương và VAMA vừa tổ chức nhằm đưa ra một bức tranh tổng thể của ngành của ngành công nghiệp ô tô Viêt Nam đến năm 2025, thứ trưởng Bộ công thương Đỗ Hữu Hào nêu rõ: Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO, thị trường ô tô Việt Nam cũng sẽ hội nhập với thị trường ô tô khu vực và thế giới và độ chênh giữa thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc và thuế nhập khẩu chi tiết, phụ tùng sẽ phải giữ ở mức hợp lý – đây là cơ hội và cũng là thách thức với ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Để ngành này phát triển một cách bền vững cần có môth chính sách hỗ trợ cho ngành một cách ổn định, lâu dài đặc biệt là chính sách về thuế. Ngoài ra việc ưu tiên đầu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, các chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ, ưu đãi về đầu tư, phát triển nguồn nhân lực… cũng là những chính sách hết sức quan trọng cho sự phát triển ngành công nghiệp ô tô.

 

Báo cáo bán hàng của VAMA

+ Trong tháng 10, tổng sản lượng bán hàng của các thành viên VAMA tăng 125% so với tháng 10 năm 2006 đạt 9081 xe. Phân khúc xe thương mại tăng 170% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 10 tháng, số lượng xe bán ra của VAMA tăng gần gấp đôi năm ngoái, đặc biệt dòng xe du lịch tăng gần gấp 3 lần (141%). Trong 9081 xe tháng này số lượng xe du lịch là 1864 xe, xe đa dụng là 1789 xe.

Toyota Việt nam tiếp tục dẫn đầu với trên 2000 xe các loại, sau là Vinamotor gần 1300 xe, đứng thứ 3 là Trường Hải hơn 1200 xe. Vidamco đứng thứ 2 ở dòng xe du lịch với hơn 800 xe, FORD Việt nam là hơn 600 xe, Honda 518 xe các loại

+ Trong th¸ng 11: Thị trường xe tháng 11 vừa lập lên kỷ lục mới với 10.110 chiếc được bán ra, tăng 167% so với cùng kỳ năm ngoài và vượt số lượng bán tháng trước, tháng được coi là thành công kỷ lục, 1.029 chiếc. Tuy nhiên, một số mẫu xe có dấu hiệu hạ nhiệt.

Nhìn một cách tổng thể, báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho thấy doanh số bán ra từ tháng 1 tới nay đã liên tục tăng và đạt mức tăng 97% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dòng xe du lịch tăng trưởng nhiều nhất với mức 148%.

 Bên cạnh đó, doanh số bán của một số mẫu xe như Toyota Innova, Honda Civic, Chevrolet Captiva giảm nhẹ trong tháng này. Cụ thể, Toyota Innova bán được 1.263 chiếc, giảm 57 chiếc so với tháng trước, Honda Civic giảm 6 chiếc và Chevrolet Captiva giảm 26 chiếc.

          Báo cáo của VAMA cũng cho thấy dù doanh số bán ra vẫn tăng với 2.190 xe nhưng thị phần của hãng xe số 1 Toyota tiếp tục giảm. Đây là tháng thứ 5 thị phần Toyota bị giảm từ 22,2% xuống còn 21,7% tổng lượng xe bán ra của các thành viªn VAMA.

Trong khi đó, nhờ doanh số bán tăng nhẹ lên 13,7%, Trường Hải đã lấy lại ngôi vị số 2 từ tay lính mới Vinamotor.

Tuy nhiên, nhìn một cách chi tiết có thể thấy sản lượng bán hàng của các thành viên trong tháng này tăng không đều. Nếu trong tháng 10, chỉ có Vinastar giảm doanh số thì tháng này có tới 6 thành viên là Honda, Vinacomin, Isuzu, Suzuki, Vinastar và VMC bị giảm doanh số so với tháng trước dù mức giảm không nhiều.

Đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng này là phân khúc xe thương mại với mức tăng 235% so với tháng 11 năm ngoái và đạt 5.452 chiếc. Tiếp đến là phân khúc xe du lịch, phân khúc này tăng 198% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt 2.177 chiếc.

+ Trong tháng 12/2007 tổng sản lượng bán hàng của VAMA tăng gần 100% so với năm ngoái đạt hơn 12000 xe các loại, đặc biệt dòng xe thương mại tăng gần 300%

Tổng khối lượng xe du lịch là 2117 xe đặc biệt Miền bắc tiêu thụ trên 60% . Xe đa dụng MPV 2220 và chủ yếu phân phối ở khu vực Phía Nam. Dòng xe 2 cầu việt dã SUV tiêu thụ hơn 600 xe, Xe du lịch chở khách tiêu thụ 865 xe còn lại là xe tải chiếm hơn 6000 xe.

Tình hình bán hàng từ tháng 1 đến tháng 12/2007 tăng 97% so với năm 2006 đặc biệt dòng xe du lịch tăng 128% so với cùng kỳ năm ngoái

Như thường lệ , TOYOTA Việt nam vẫn đứng đầu với 2328 xe, Vinamotor đứng thứ 2 với 1968 xe, đứng tiếp theo là Trường hải hơn 1600 xe, Vinaxuki hơn 1300 xe, Ford tiêu thụ hơn 1000 xe và đặc biệt là ISUZU tiêu thụ tới 667 xe. GM Daewoo vẫn vững vàng với 916 xe và CIVIC vẫn đứng đầu dòng xe du lịch với hơn 500 xe.

 

* Bảng 4: Báo cáo bán hàng của VAMA mÊy th¸ng cuèi n¨m 2008:

+ Tháng 7, theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất lắp ráp ô tô Việt Nam (VAMA) trong tháng 7/2008, tổng lượng xe bán ra của các doanh nghiệp thành viên đạt 8.458 chiếc các loại, giảm 1.291 chiếc so với tháng 6/2008. Đây là tháng thứ 3 liên tiếp các doanh nghiệp này có lượng xe bán ra giảm. Trong tháng 6/2008, lượng xe bán ra của các doanh nghiệp này giảm 1.745 chiếc so với 5/2008 và trong tháng 5/2008 giảm 1.777 chiếc so với tháng 4/2008

+ Th¸ng 8: Thị trường xe đã giảm dần đều trong 4 tháng liền mới mức giảm trung bình 1.365 xe/tháng. Và chỉ sau 4 tháng, doanh số cả thị trường giảm gần 40%. Thị trường xe nội đang dần trở về mốc của năm 2006.

Tuy nhiên, nếu so sánh cùng kỳ thì doanh số tháng này vẫn “nhúc nhích” tăng 21% trong đó tăng mạnh nhất là xe du lịch (tăng 62%). Dù liên tục sụt giảm trong 4 tháng qua nhưng tổng doanh số 8 tháng đầu năm nay vẫn cao gấp hơn 2 lần năm ngoái (đạt 84.876 xe, tăng 104% so với cùng kỳ năm 2007).

Tuy không giảm mạnh nhưng tương tự như tháng 7, thị trường xe tháng này chứng kiến sự sụt giảm doanh số đều đặn của 11 trên 16 thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA).

Trường Hải với mức giảm 361 xe. Không chỉ giảm nhiều nhất, Trường Hải còn mất luôn vị trí số 3 về tay GM Daewoo Vidamco.

         Tiếp đến là Honda với mức giảm 262 xe. Như vậy, sau 4 tháng lên xuống, Honda Civic lần đầu tiên bị giảm doanh số tới 35%. Tình trạng ảm đạm chung của thị trường cộng với sự cạnh tranh khốc liệt của đối thủ mới ra mắt Corolla Altis khiến Honda Civic giảm doanh số.

         Hãng xe Ford Việt Nam với doanh số 632 xe, tăng 173 xe so với tháng trước. Đây là lần tăng doanh số đầu tiên của Ford trong suốt 4 tháng qua.

          Toyota Việt Nam và GM Daewoo Vidamco cã doanh số tăng nhẹ. Doanh số của Toyota vẫn tăng 58 xe dù mẫu xe bom tấn Innova đã phần nào bớt ăn khách (chỉ bán được 1.374 xe, giảm 149 xe.

+ Th¸ng 9: Theo VAMA, tổng sản lượng bán hàng của 17 thành viên của VAMA trong tháng 9-2008 đạt 5.180 xe, giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái, và giảm hơn 2.600 xe so với tháng trước.

Cụ thể, hãng Honda Việt Nam luôn đạt mức tăng trưởng cao với dòng xe Civic của mình từ khi có mặt ở thị trường Việt Nam thì tháng 9 chỉ bán được 121 xe, giảm đến 72% so với cùng kỳ năm ngoái, hay Vinastar – nhà sản xuất dòng xe Mitsubishi, cũng chỉ bán được 121 xe, giảm đến 76%.

Ford Việt Nam bán được nhiều hơn hai hãng xe trên, đạt 278 xe, nhưng cũng sụt giảm 50% so với cùng ký năm ngoái. Nhà sản xuất luôn dẫn đầu thị trường xe ô tô trong nước là Toyota Việt Nam cũng bị giảm đến 34%, bán được 1.226 xe…

Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2008, lượng xe của các thành viên của VAMA bán ra đạt được đến hơn 90.050 xe, tăng đến 83% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, Toyota vẫn dẫn đầu thị trường với lượng xe bán ra hơn 18.650 xe, tăng hơn 5.070 xe so với cùng kỳ, kế đến là Vinamotor bán được hơn 17.700 xe.

+ Th¸ng 10: Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô VN (VAMA) vừa công bố sản lượng bán hàng trong tháng 10.2008 của 17 thành viên. Tổng lượng xe tiêu thụ trong tháng của VAMA đạt 5.679 xe, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái

Trong đó, dòng xe thương mại giảm mạnh nhất, đến 43%, đạt hơn 2.719 xe, tiếp đến là dòng xe đa dụng (2 cầu) giảm 33%, đạt 1.596 xe và dòng xe du lịch giảm 27%, đạt 1.364 xe. Tuy nhiên, nếu tính cả 10 tháng đầu năm thì tổng lượng xe bán ra củaVAMA lại tăng đến 64%.

Tăng mạnh nhất ở dòng xe thương mại (95%) với tổng số 95.736 xe, so với 58.276 xe của cùng kỳ 2007.         Toyota Việt Nam vẫn dẫn dầu với doanh số trong tháng 10 giảm ít nhất (16%) với 1.695 xe được bán ra.         Honda Việt Nam bán được 283 xe, giảm 45% so cùng kỳ